Hàng hoá được hỗ trợ mạnh nhờ tâm lý giải toả sau cuộc họp FOMC

Hàng hoá được hỗ trợ mạnh nhờ tâm lý giải toả sau cuộc họp FOMC

14:27 05/05/2022

Thị trường vào ngày 4/5 đã chứng kiến ngày hưng phấn khi các loại hàng hoá đều chìm trong sắc xanh.

Hàng hoá được hỗ trợ mạnh
Hàng hoá được hỗ trợ mạnh

Diễn biến thị trường ngày 4/5/2022

Dầu thô quay lại đà tăng mạnh nhờ vào bản dự thảo cấm vận từ Châu Âu. Sản lượng đậu tương của ba quốc gia Nam Mỹ (Brazil, Argentina, Paraguay) giảm so với ước tính ban đầu giúp hỗ trợ cho giá. Hai nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất là Nga và Ukraine đã khiến các chuyến hàng từ Biển Đen ngừng hoạt động, gây tích cực cho giá. Nhìn chung, các loại hàng hoá đều được hưởng lợi từ tâm lý giải toả khi cuộc họp FOMC đưa ra quyết định tương tự như mức thị trường dự kiến.

Tin tức chung

1. Lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng nhanh lên mức cao nhất mọi thời đại, vượt xa kỳ vọng khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có nguy cơ khiến chi phí năng lượng tăng. Giá tiêu dùng đã tăng 5.8% so với một năm trước vào tháng Hai, tăng từ 5.1% của tháng trước và cao hơn ước tính trung bình 5.6% của các nhà kinh tế trong một cuộc khảo sát của Bloomberg.

2. Bloomberg- Powell, trước cuộc họp đánh giá về chính sách tiền tệ nửa năm một lần với các hội đồng của Hạ viện và Thượng viện bắt đầu từ thứ Tư, có khả năng báo hiệu ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ tiếp tục với kế hoạch tăng lãi suất vào tháng 3 để kiềm chế lạm phát nóng nhất trong bốn thập kỷ, gợi ý lên đến 0.5 điểm phần trăm có thể được tăng sau cuộc họp ngày 15-16 tháng 3. Trên thực tế, mức tăng 0.5% cũng nằm trong kỳ vọng của thị trường từ trước.

3. Nga nói với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) rằng quân đội của họ đã giành quyền kiểm soát lãnh thổ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya của Ukraine. IAEA đã triệu tập khẩn cấp một cuộc họp bất thường tại Vienna với lo ngại về sự cố an toàn nguyên tử trước hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Nga. Zaporizhzhya là cơ sở lắp đặt điện hạt nhân lớn nhất Châu Âu.

Lịch sự kiện

Nhóm năng lượng

OPEC+ sau cuộc họp quyết định sản lượng cho tháng 4 đã quyết định giữ nguyên mức tăng 400,000 thùng/ngày, mặc cho các lời kêu gọi tăng sản lượng từ IEA và các quốc gia khác trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do các bên mua trên thị trường đang từ chối mua dầu thô từ Nga – quốc gia chiếm khoảng 10% tổng sản lượng toàn cầu.

Mặc dù hiện tại không có biện pháp trừng phạt nào ngăn các công ty thế giới mua dầu thô của quốc gia, nhưng vấn đề lớn là vận chuyển và thanh toán giao dịch. Một số các nhà nhập khẩu quốc tế cũng lưu ý đến dư luận tiêu cực nếu họ xử lý các thùng.

Theo Energy Aspects, có khoảng 70% thương mại dầu thô của Nga bị đóng băng hiện nay. Hầu hết các công ty lớn không đụng đến dầu của Nga, và chỉ một số nhà máy lọc dầu và công ty thương mại của châu Âu vẫn còn tham gia thị trường. Tuy nhiên, một khi rõ ràng toàn bộ các biện pháp trừng phạt là gì, lượng giao dịch dầu thô bị đóng băng có thể giảm xuống khoảng 20% ​​khi có các nhà nhập khẩu châu Á bước vào.

Đánh giá ngắn hạn: Tích cực

Đậu tương

Trước báo cáo xuất khẩu tối nay từ USDA, các nhà phân tích cho rằng cơ quan này sẽ đưa ra doanh số bán đậu tương dao động từ 22.0 triệu đến 59.7 triệu giạ trong tuần kết thúc vào ngày 28 tháng 4. Các nhà phân tích cũng dự kiến doanh số bán khô đậu tương sẽ đạt từ 100,000 đến 335,000 tấn, trong khi doanh số bán dầu đậu tương sẽ đạt trên 30,000 tấn.

Bộ nông nghiệp Argentina ước tính cho đến nay nông dân đã bán được khoảng 518 triệu giạ trong vụ đậu tương 2021/22. Con số này thấp hơn khoảng 14% so với cùng kì năm ngoái. Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires của nước này ước tính rằng tổng sản lượng đậu tương sẽ đạt 1.543 tỷ giạ trong mùa này.

Nguồn tin thương mại ước tính vụ đậu tương 2021/22 của ba quốc gia Nam Mỹ (Brazil, Argentina, Paraguay) giảm 20 triệu tấn so với ước tính trước đó 185.3 triệu tấn trong báo cáo WASDE tháng 2 của USDA, trong khi tồn kho đậu tương khu vực này đã ở mức thấp nhất 8 năm.

Đánh giá: Tích cực

Lúa mì

ABARES đã điều chỉnh sản lượng lúa mì Úc vụ đông 2021/22 lên mức kỷ lục 36.3 triệu tấn sau khi hoàn thành thu hoạch, tăng 1.9 triệu tấn so với báo cáo trước và tăng 10% so với sản lượng niên vụ trước. Dự báo trong báo cáo WASDE tháng 2 là 34 triệu tấn. Vụ lúa mì kỷ lục đến vào thời điểm thuận lợi khi các nhà nhập khẩu tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế khi cuộc chiến giữa hai nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất là Nga và Ukraine đã khiến các chuyến hàng từ Biển Đen ngừng hoạt động. Với mức sản lượng trên, Úc là khu vực có mức sản lượng xếp hàng thứ tư toàn cầu.

Đánh giá: Tích cực

Ngô

Sản lượng ethanol tăng nhẹ trong tuần kết thúc vào ngày 29/04 nhưng vẫn ở dưới mức chuẩn 1 triệu thùng/ngày trong tuần thứ tư liên tiếp sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) công bố mức trung bình hàng ngày là 969,000 thùng/ngày vào tối hôm qua. Lượng Ethanol dự trữ vẫn ổn định, dao động quanh mức thấp nhất trong 15 tuần.

Trước báo cáo xuất khẩu tiếp theo của USDA tối nay, các nhà phân tích dự kiến sẽ chứng kiến một đợt bán ngô lớn khác, với dự đoán của thị trường nằm trong khoảng 47.2 triệu đến 94.5 triệu giạ.

Bộ nông nghiệp Argentina ước tính rằng nông dân đã bán được khoảng 933 triệu giạ trong vụ ngô 2021/22. Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires dự kiến sản lượng trong mùa này là 1.929 tỷ giạ.

Đánh giá: Tích cực

Kim loại

Chile, quốc gia sản xuất đồng lớn nhất, ghi nhận sản lượng tháng 1 là 429,923 tấn - mức thấp nhất kể từ năm 2011 - giảm 15% so với tháng 12 và 7.5% từ tháng 1 năm 2021. Cục thống kê báo cáo dữ liệu nhưng không đưa ra lý do rõ ràng cho sự sụt giảm.

Đánh giá: Tích cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ