Hãy cẩn thận với thị trường gấu khi lạm phát đang nhòm ngó!
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Theo Randall McCuen, Giám đốc điều hành kiêm Chiến lược gia trưởng của MAC Wealth Management, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụt giảm hơn 20% của chỉ số S&P 500 trong năm tới khi lạm phát tấn công.
Ông ấy giải thích bằng các luận điểm:
- Lợi suất sẽ bắt đầu một cuộc hành trình tăng lên cao hơn.
- Thị trường đã bị “ru ngủ” bởi lạm phát thấp trong nhiều thập kỷ, tạo ra một “điểm mù” phân tích nghiêm trọng.
- Dù rằng những năm 1970 có những cú sốc nguồn cung của riêng nó. Tuy nhiên, kỷ nguyên hiện đại của chúng ta có chuỗi cung ứng với hậu cần toàn cầu và quy trình quản lý hàng tồn kho rắc rối, vốn đang được coi là “gót chân Achilles của chủ nghĩa tư bản” trong kỷ nguyên căng thẳng Trung Quốc-Hoa Kỳ và gián đoạn do Covid. Chỉ cần nhìn vào chỉ số PMIs để thấy bằng chứng.
- Có ít nhất một điều kiện chung. Một “cơn lũ” thanh khoản. Thước đo gần đây nhất về tăng trưởng M3 so với cùng kỳ năm trước của Hoa Kỳ là 13% - con số này có thể so sánh với mức cao của những năm 1970. Thật vậy, trong giai đoạn kích thích này, mức tăng đã từng ở gấp đôi tỷ lệ đó
- Thay vì đối phó với mối đe dọa bằng "các chính sách tập trung hoàn toàn vào cung, thay vào đó, thế giới đã thúc đẩy kích cầu bằng cái chương trình kích thích hết lần này đến lần khác".
- Bây giờ, với kỳ vọng lạm phát gia tăng "rõ ràng tiếp theo là áp lực chi phí tiền lương sẽ đến".
- Tất nhiên, Fed có thể phản ứng bằng cách "thực sự thắt chặt thay vì chỉ nói về những quan điểm “diều hâu” cùng với việc nới lỏng nhiều hơn". Nếu không, "thì lạm phát sẽ tiếp tục tăng". Tất nhiên, "nếu họ trở nên nghiêm túc thì một cuộc suy thoái sẽ diễn ra, và tâm lý hoảng loạn sau đó nhanh chóng lây lan nhanh hơn cả Omicron".
Simon Flint, Bloomberg