Hãy cẩn trọng với tâm lý "Risk on" trong thời điểm này!

Hãy cẩn trọng với tâm lý "Risk on" trong thời điểm này!

19:26 01/10/2020

Nắm bắt các câu chuyện để mô tả các biến động thị trường hàng ngày dường như là một nỗ lực không biết mệt mỏi. Sống lại hy vọng về gói kích thích mới hay thị trường tái cân bằng danh mục đầu tư cuối quý, cho dù là lý do nào thì chứng khoán Mỹ vẫn kết thúc phiên giao dịch trong sắc xanh.  Điều này đã khiến chứng khoán châu Âu khởi sắc hơn sau ngày thứ Tư đầy thất vọng.

Nhưng sau khi chỉ số S&P 500 chứng kiến ​​mức sụt giảm hàng tháng lần đầu tiên kể từ tháng 3, liệu câu chuyện của thị trường hiện tại có thực sự là “Risk on” khi cuộc bầu cử Tổng thống mỹ đang đến gần? Có thể hôm nay thì đúng là như vậy, với việc USD giảm và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang thăm dò lại mức cao nhất của tháng 9. Hãy xem, liệu thị trường có thể tiếp tục bám víu lấy hy vọng về gói kích thích mới trước các dữ liệu quan trọng phía trước hay không.

Thu nhập cá nhân của Hoa Kỳ có thể giảm 2.5% trong tháng 8 với việc chương trình trợ cấp thất nghiệp sắp hết hạn. Thêm vào đó là tiêu dùng chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao cùng nhu cầu kích thích tài khóa rõ ràng có thể làm lung lay tâm lý thị trường. Liệu một con số khả quan từ dữ liệu ISM có thể giữ cho thị trường tiếp tục ổn định hay không, ít nhất là cho tới khi dữ liệu Nonfarm Payroll của Mỹ được công bố vào ngày mai.

Các chỉ số chứng khoán của châu Âu đã diễn biến tích cực hơn trong tháng 9, với đà sụt giảm yếu hơn so với chứng khoán Mỹ. Yếu tố chu kỳ đang ủng hộ đà tăng trong tháng 10 cho chứng khoán châu Âu. Nhưng thật khó để háo hứng khi các dữ liệu PMI hồi phục không đồng đều với việc ngành dịch vụ kém khả quan vì bị ảnh hưởng bởi việc các biện pháp hạn chế nhằm kiếm soát COVID-19 có thể trở lại. Ít nhất thì ECB đang tìm cách cho lạm phát tăng nhanh hơn.

Hiện tại, đợt bán tháo trái phiếu châu Âu nhẹ trong ngày hôm qua đã hỗ trợ cho tâm lý “Risk on” của thị trường. Việc nhu cầu trú ẩn suy yếu cũng đã khiến cho lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 30 năm tăng mạnh. Tuy vấn đề Brexit vẫn còn rất nhiều điều tranh cãi nhưng có lẽ đó sẽ là câu chuyển của một ngày khác.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ