Hoa Kỳ và Anh sẵn sàng cấm nhập khẩu dầu của Nga ngay hôm nay

Hoa Kỳ và Anh sẵn sàng cấm nhập khẩu dầu của Nga ngay hôm nay

22:39 08/03/2022

Mỹ và Anh sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga vào thứ Ba mà không cần sự tham gia của các đồng minh châu Âu.

Lệnh cấm của Hoa Kỳ sẽ bao gồm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và than của Nga. Một nguồn tin cho biết quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của các đồng minh châu Âu, những người phụ thuộc nhiều hơn Mỹ vào năng lượng của Nga.

Vương quốc Anh sẽ thực hiện cùng với Hoa Kỳ và lệnh cấm nhập khẩu dầu sẽ được áp dụng trong những tháng tới. Tuy nhiên lệnh cấm sẽ không áp dụng đối với khí đốt của Nga.

Nhà Trắng thông báo hôm thứ Ba rằng Tổng thống Joe Biden “sẽ công bố các hành động để tiếp tục buộc Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến vô cớ và phi lý của họ đối với Ukraine,” mặc dù không nêu rõ các biện pháp. Ông sẽ có bài phát biểu lúc 10:45 sáng (giờ Mỹ) tại Washington.

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng từ chối bình luận về vấn đề này.

Hợp đồng tương lai dầu thô mở rộng mức tăng sau tin tức này, với đà tăng 4% lên 124.21 USD lúc 8:19 sáng tại New York. Triển vọng về lệnh cấm nhập khẩu dầu đang giúp đẩy giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ năm 2008.

Oil prices have rallied after Russia's invasion of Ukraine prompted supply fears

Động thái leo thang diễn ra khi Quốc hội Mỹ sẵn sàng hành động trước cả Nhà Trắng. Điều này đã gây áp lực lên chính quyền Biden và khiến ông phải tiến hành nhanh chóng hơn.

Khí đốt và dầu mỏ của Nga cho đến nay hầu như không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ và các nước châu Âu đưa ra, do lo ngại về tác động kinh tế, đặc biệt là đối với châu Âu, nơi phụ thuộc nhiều hơn vào dầu mỏ của Nga và đặc biệt là khí đốt tự nhiên. Tháng trước, chính phủ Canada thông báo rằng họ có ý định cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu dầu thô từ Nga, nhưng động thái này chủ yếu mang tính biểu tượng - nước này đã không nhập khẩu dầu kể từ năm 2019.

Dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho thấy dầu của Nga chiếm khoảng 3% trong tổng số các chuyến hàng dầu thô đến Hoa Kỳ vào năm ngoái. Nhìn chung, nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga chiếm khoảng 8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Theo công ty của Kpler, nhập khẩu dầu thô của Nga vào năm 2022 tại Mỹ đã giảm xuống tốc độ chậm nhất kể từ năm 2017.

Mặc dù hiện tượng "tự cấm vận" đã hạn chế một số giao dịch mua dầu của Nga, lệnh cấm hoàn toàn từ Hoa Kỳ sẽ thắt chặt hơn nữa thị trường và gia tăng biến động, khiến giá thậm chí còn tăng cao hơn.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một nhà nhập khẩu tương đối nhỏ hơn so với Châu Âu và rủi ro lớn hơn đối với việc tăng giá nằm ở hành động phối hợp giữa Hoa Kỳ và Châu Âu. Hiện tại, phần lớn tác động của lệnh cấm của Hoa Kỳ đã được thị trường định giá vào cuối tuần và vào phiên giao dịch hôm thứ Hai, đưa benchmark giá dầu toàn cầu lên gần 140 USD/thùng. Các trader đang kháo nhau rằng câu hỏi bây giờ là lệnh cấm kéo dài bao lâu và liệu dầu từ Iran và Venezuela có thể giúp lấp đầy khoảng trống hay không.

Các quan chức chính quyền trong các cuộc thảo luận riêng đã nói rằng họ nên nhấn mạnh các nỗ lực để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và mở rộng sản xuất năng lượng trong nước. Nhưng Nhà Trắng không lên kế hoạch cho bất kỳ sáng kiến ​​mới nào.

Các quan chức chính quyền đã thảo luận với ngành công nghiệp dầu khí Hoa Kỳ về việc lệnh cấm có thể ảnh hưởng ra sao đến người tiêu dùng Mỹ và nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu, khi các nhà lập pháp ở cả hai bên ở Washington chạy đua trước các dự luật cấm nhập khẩu dầu của Nga để trừng phạt Điện Kremlin vì cuộc xâm lược Ukraine.

Các nhà lãnh đạo Quốc hội đã sẵn sàng buộc chính quyền nhúng tay vào vấn đề này. Đạo luật cấm nhập khẩu dầu thô của Nga đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, các nhân viên quốc hội đã chỉnh sửa văn bản vào cuối tuần và chuẩn bị cho một cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện vào thứ Tư.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói với các thành viên đảng Dân chủ tại cuộc họp kín hôm thứ Ba rằng Hạ viện vẫn sẽ tiến hành luật cấm khai thác dầu của Nga. Các nhà lập pháp chủ chốt hôm thứ Hai đã đồng ý với đạo luật áp đặt lệnh cấm dầu mỏ và thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc đối với Nga và Belarus, một động thái sẽ mở đường cho việc tăng thuế quan đối với hai quốc gia.

Áp lực gia tăng sau khi Tổng thống Volodymyr Zelensky yêu cầu các nhà lập pháp cấm nhập khẩu dầu của Nga trong cuộc gọi hôm thứ Bảy.

Các quan chức chính quyền Biden hôm thứ Hai đã yêu cầu Pelosi dừng lại trong bối cảnh lo ngại leo thang rằng điều quan trọng về mặt chính trị đối với Nhà Trắng là phải hành động trước. Cách tiếp cận hành chính cũng giúp Biden linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh các biện pháp kiểm soát nhập khẩu sau này nếu căng thẳng giảm bớt hoặc giá cả tăng nhanh.

Trong một dấu hiệu cho thấy Mỹ đang cố gắng tăng cường các nguồn năng lượng khác, cuối tuần qua, hai quan chức cấp cao của Mỹ đã gặp các thành viên trong chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại Caracas để thảo luận về nguồn cung dầu toàn cầu và mối quan hệ của nước này với Nga.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, Mỹ nhập khẩu khoảng 700,000 thùng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga mỗi ngày, bao gồm cả dầu nhiên liệu.

Theo dữ liệu của Eurostat, sẽ khó hơn nhiều để bù đắp cho nguồn cung thiếu hụt tại châu Âu nếu cấm vận, khu vực này nhập khẩu khoảng 4 triệu thùng mỗi ngày đối với các sản phẩm thô và tinh chế của Nga.

Theo Ủy ban châu Âu, Nga cho đến nay là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất sang Liên minh châu Âu, chiếm 27% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2019.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ