Hoạt động mua lại cổ phiếu liệu có thể duy trì đà tăng trưởng cho thị trường chứng khoán Mỹ?

Hoạt động mua lại cổ phiếu liệu có thể duy trì đà tăng trưởng cho thị trường chứng khoán Mỹ?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:21 08/01/2024

Chứng khoán bắt đầu năm 2024 rất "bấp bênh". Nhưng điều đó có thể thay đổi trong tuần này khi mùa báo cáo thu nhập đến và các công ty bắt đầu công bố kế hoạch mua lại cổ phần, được kỳ vọng sẽ giúp thị trường tiếp tục duy trì đà tăng như năm ngoái.

Các quỹ phòng hộ và nhà đầu tư nhỏ lẻ đang về thế phòng thủ sau giai đoạn cuối năm mạnh mẽ, cùng với những lo lắng về thời điểm cắt giảm lãi suất của Fed.

Brian Reynolds, giám đốc chiến lược thị trường tại Reynolds Strategy, cho biết: “Tôi lạc quan về giá cổ phiếu vào năm 2024, nhưng sẽ biến động mạnh trong những tháng tới vì các tổ chức đều đặt cửa giảm giá. Sau khi quá trình bán diễn ra, các công ty sẽ mua lại cổ phiếu của mình để đẩy cổ phiếu tăng giá trở lại.”

Các tập đoàn Mỹ đã e ngại mua lại cổ phiếu của mình khi Fed đẩy lãi suất cao hơn để chống lạm phát, khiến chi phí đi vay tăng cao. Theo khảo sát của Bloomberg, hoạt động mua lại đã giảm trong 5 quý liên tiếp sau khi đạt kỷ lục vào năm 2022. Nhưng trong bối cảnh Fed có khả năng sẵn sàng cắt giảm lãi suất và dự báo tăng trưởng thu nhập được cải thiện, nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có nhiều công ty thực hiện hoạt động mua lại này.

Diễn biến của thị trường chứng khoán không hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động mua lại, tuy nhiên với mức gần nghìn tỷ đô la mỗi năm, nó đóng vai trò là một trong những động lực thức đẩy thị trường lớn nhất hiện nay. Theo dữ liệu do Bloomberg, các công ty thuộc S&P 500 đã chi gần 800 tỷ USD cho hoạt động mua lại trong năm qua, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước.

Mặt khác, dữ liệu sơ bộ từ S&P Dow Jones Indices cho rằng, các công ty thuộc S&P 500 dự kiến ​​sẽ chi ít nhất 840 tỷ USD để mua lại vào năm 2024. S&P Dow Jones Indices cũng cho biết khoản mua lại trong 12 tháng tính đến tháng 9 là 787 tỷ USD, giảm gần 20% so với năm trước. Con số kỷ lục là 923 tỷ USD vào năm 2022.

Nhìn chung, hoạt động mua lại của doanh nghiệp đã giảm 18% trong quý 3 so với năm trước, theo Wendy Soong, nhà phân tích cấp cao tại Bloomberg. Hơn 40 công ty thuộc S&P 500 đã công bố các đợt mua lại cổ phiếu trong quý 4 với tổng trị giá 163 tỷ USD, thấp hơn gần 3 lần so với năm ngoái.

Tuy nhiên, hoạt động mua lại dường như đã dần sôi động trở lại. Một phần do sự tăng mạnh của gã khổng lồ công nghệ Magnificent Seven, dẫn đầu là Apple. Nancy Tengler, giám đốc điều hành của Laffer Tengler Investments, cho biết, bất chấp những thách thức của công ty ở Trung Quốc, kế hoạch mua lại là động lực đẩy cổ phiếu của công ty tiếp tục tăng giá sau khi tăng gần 50% vào năm 2023.

Tengler cho biết: “Mua lại là một cách để giải quyết vấn đề cho các công ty khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của họ chậm lại. Chúng tôi không mua Apple vì những yếu tố cơ bản. Chúng tôi mua nó vì công ty sẽ sẵn sàng mua giá sàn mỗi khi giá giảm".

Broadridge Financial Solutions, Lake Success, nhà cung cấp các sản phẩm công nghệ và truyền thông dành cho nhà đầu tư, với giá trị vốn hóa thị trường hơn 23 tỷ USD, có kế hoạch chi khoảng 500 triệu USD cho việc mua lại trong năm nay.

Giám đốc tài chính Edmund Reese cho biết: “Tôi kỳ vọng lợi nhuận cho cổ đông của chúng tôi sẽ có trọng số hơn đối với các khoản mua lại vì không có nhiều thứ để mua trong M&A."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Bền vững, minh bạch" hay "Tập trung quyền lực" - nước Mỹ sẽ đi trên con đường nào trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Bền vững, minh bạch" hay "Tập trung quyền lực" - nước Mỹ sẽ đi trên con đường nào trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump?

Cuộc bầu cử Mỹ không chỉ là cuộc đua giữa hai đảng mà còn là cuộc đối đầu giữa các giá trị của dân chủ và chủ nghĩa tư bản. Dưới sự lãnh đạo của Trump, liệu nền kinh tế sẽ hướng tới sự bền vững và minh bạch, hay tập trung quyền lực và lợi ích cá nhân?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ