Hoạt động sản xuất công nghiệp Trung Quốc chững lại, doanh thu bán lẻ cao hơn dự kiến

Hoạt động sản xuất công nghiệp Trung Quốc chững lại, doanh thu bán lẻ cao hơn dự kiến

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

11:23 17/06/2024

Tốc độ mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã chậm lại trong tháng 5 và chi tiêu bán lẻ cao hơn dự kiến, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang hồi phục một cách cân bằng hơn.

Cục Thống kê Quốc gia cho biết hôm thứ Hai rằng chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5.6% trong tháng 5 so với một năm trước, thấp hơn so với mức tăng 6.7% trong tháng 4 và dự báo trung bình 6.2% trong một cuộc khảo sát của Bloomberg. Doanh số bán lẻ tăng 3.7%, cao hơn so với dự báo là 3%.

Sản lượng sản xuất của Trung Quốc so với Doanh số bán lẻ

Những dữ liệu tiêu dùng mang lại sự khích lệ nhất định sau nhiều năm mà các hộ gia đình Trung Quốc hạn chế chi tiêu bất chấp những nỗ lực của chính phủ. Thay vào đó, Trung Quốc chuyển sang tăng trưởng dựa vào xuất khẩu do sự bùng nổ của nhà máy đã giúp bù đắp sự sụt giảm về nhà ở và giữ cho tăng trưởng kinh tế đi đúng hướng.

Tuy nhiên, chiến lược đó phải đối mặt với những bất ổn ngày càng tăng khi các đối tác lớn dựng lên các rào cản thương mại mới đe dọa ngành xuất khẩu. Tuần trước, EU đã học theo Mỹ bằng cách áp thuế nặng đối với ô tô điện của Trung Quốc.

Michelle Lam, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại Societe Generale SA, cho biết, bất chấp mức tiêu dùng tăng trở lại trong tháng 5, nền kinh tế nhìn chung vẫn đang phục hồi khá yếu. Bà nói: “Vẫn còn phải xem liệu tăng trưởng doanh số bán lẻ có bền vững hay không”, và chính phủ sẽ phải tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng nếu muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay.

NBS cũng đưa ra lưu ý trong một tuyên bố đi kèm với việc công bố dữ liệu, chỉ ra những trở ngại thương mại trong số “nhiều thách thức” mà nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt. “Môi trường bên ngoài hiện nay rất phức tạp và khắc nghiệt, trong khi nhu cầu trong nước vẫn chưa đủ”, tổ chức này cho biết.

Chứng khoán Trung Quốc phần lớn vẫn duy trì đà giảm trước đó, với chỉ số CSI 300 trong nước giảm 0.2%.

Đầu tư vào phát triển bất động sản giảm 10.1% trong 5 tháng đầu năm 2024 so với một năm trước đó, sau khi giảm 9.8% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4. Dữ liệu được công bố trước đó vào thứ 2 cũng cho thấy giá nhà giảm nhanh hơn trong tháng trước. Cổ phiếu của các nhà phát triển Trung Quốc sụt giảm.

Tổng đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc đã tăng 4% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5, giảm từ mức 4.2% trong bốn tháng đầu năm - mặc dù hoạt động phát hành TPCP để cấp vốn cho chi tiêu cơ sở hạ tầng đã tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5%, ngang bằng với tháng 4.

Suy thoái bất động sản ở Trung Quốc làm giảm đầu tư

PBOC hôm thứ Hai đã giữ nguyên lãi suất trong tháng thứ 10 liên tiếp, do thanh khoản trong hệ thống tài chính vẫn dồi dào trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu, đồng Nhân dân tệ vẫn phải đối mặt với áp lực giảm giá khi Fed duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn.

Trung Quốc hồi tháng 4 đã triển khai một chương trình khuyến khích các doanh nghiệp và hộ gia đình nâng cấp máy móc cũ nhằm thúc đẩy tiêu dùng. PBOC cung cấp các khoản vay lên tới 500 tỷ CNY (69 tỷ USD) cho 21 ngân hàng để khuyến khích họ cho các công ty khởi nghiệp công nghệ và các công ty thực hiện nâng cấp máy móc vay. Bắc Kinh và chính quyền địa phương đang đưa ra khoản trợ cấp trị giá 11 tỷ CNY để giúp người tiêu dùng mua ô tô mới.

Cuối tháng trước, Trung Quốc cũng công bố gói giải cứu nhằm thúc đẩy doanh số bán nhà khi cuộc khủng hoảng tín dụng đang nhấn chìm một số nhà phát triển bất động sản lớn nhất nước này. Chính sách này giúp nới lỏng các quy định thế chấp và khuyến khích chính quyền địa phương mua những ngôi nhà chưa bán được. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích cảnh báo rằng các ưu đãi tài chính không đủ lớn và các chương trình thử nghiệm ở một số thành phố cho thấy tiến độ có thể chậm trễ.

Nhu cầu yếu trong nước và môi trường ngoại thương không thuận lợi đang đè nặng lên niềm tin kinh doanh, khiến các công ty từ bỏ đầu tư và thúc đẩy một số chuyển sản xuất ra nước ngoài. Tăng trưởng tín dụng mờ nhạt và thước đo cung tiền M1 đã thu hẹp vào tháng 5 với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1996.

Trong một cuộc khảo sát với hơn 400 giám đốc điều hành hàng đầu do UBS Group AG thực hiện trong khoảng một tháng đến giữa tháng 5, các công ty đã báo cáo triển vọng về đơn hàng, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận yếu hơn so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ người trả lời có kế hoạch tăng chi tiêu vốn trong nửa cuối năm nay giảm.

Các kỳ vọng về sức mạnh định giá cũng trở nên tồi tệ hơn, “gây ra áp lực giảm giá ở nhiều lĩnh vực và duy trì áp lực giảm phát cho nền kinh tế”, các nhà kinh tế của PBOC bao gồm cả Wang Tao viết. Họ cho biết hơn 3/4 các nhà xuất khẩu sản xuất được khảo sát có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất ra nước ngoài trong tương lai, mức cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu đặt ra câu hỏi đó.


Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ