Hơn 30 triệu công nhân ở châu Âu xin trợ cấp tiền lương
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Hơn 30 triệu công nhân ở Châu Âu, một phần năm lực lượng lao động tại năm nền kinh tế lớn nhất Châu Âu đã nộp đơn xin trợ cấp của nhà nước thông qua các chương trình và chế độ nghỉ phép ngắn hạn được thiết kế để ngăn chặn nạn thất nghiệp tăng vọt trong cuộc khủng hoảng coronavirus.
Con số gia tăng nhanh chóng về số lượng công nhân làm việc tại Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha - chiếm gần 1/5 tổng số lực lượng lao động của các quốc gia – cho thấy quy mô của sự gián đoạn đại dịch gây ra cho thị trường lao động châu Âu.
Các chính phủ của Châu Âu đang hy vọng thuyết phục các nhà tuyển dụng giữ người trong biên chế cho đến khi khủng hoảng kết thúc bằng cách cho phép các công ty cho phép làm việc từ nhà hoặc giảm thời gian tạm thời trong khi tiền lương của họ được nhà nước trả.
Số người châu Âu nộp đơn xin tham gia các chương trình trợ cấp cao hơn 26 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ trong năm tuần kể từ khi lệnh phong tỏa bắt đầu.
Chính sách này là một trong những biện pháp đắt giá nhất được các chính phủ châu Âu đưa ra nhằm đối phó với đại dịch và được dự báo sẽ tiêu tốn của năm nền kinh tế lớn nhất hơn 100 tỷ euro.
Tuy nhiên, có một số lo ngại ở một số quốc gia, chẳng hạn như Tây Ban Nha và Vương quốc Anh, rằng các chương trình này sẽ không kéo dài đủ lâu để giữ tình trạng thất nghiệp không gia tăng.
Trong khi đó, những người lao động được trả lương thấp ở các quốc gia khác, như Đức, lo sợ rằng họ sẽ không thể tồn tại hơn một vài tháng với số tiền mà chính phủ đang cung cấp.
Nhiều chương trình của châu Âu được mô phỏng theo chương trình Kurzarbeit của Đức, vốn được công nhận trong việc bảo vệ đất nước khỏi một cú sụp lớn về tỷ lệ thất nghiệp sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi nó hỗ trợ tiền lương cho 1.5 triệu công nhân.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế nói rằng các chương trình này có thể không hoạt động tốt trong thời gian này vì sự thu hẹp kinh tế lớn hơn và ảnh hưởng xấu đến nhiều công ty nhỏ hơn, như nhà hàng, khách sạn và cửa hàng. Họ có thể đơn giản sa thải nhân viên hoặc ra dừng hoạt động.
“Vấn đề là cú sốc rất lớn và có nhiều công ty nhỏ bị ảnh hưởng trong các lĩnh vực mà các công ty có thể không muốn giữ nhân viên của mình”, theo ông Sebastian Dullien, giám đốc khoa học của Viện nghiên cứu kinh tế vĩ mô và chu kỳ kinh doanh (IMK) ở Düsseldorf.
Một khảo sát của IMK cho thấy 40% người dân tin rằng họ sẽ gặp vấn đề về tài chính sau chưa đầy ba tháng kể cả có chương trình Kurzarbeit trả tới 60% tiền lương ròng, hoặc 67% cho những người làm cha mẹ.
“Đức luôn được khen ngợi về chương trình Kurzarbeit nhưng nếu bạn nhìn vào nó thì mức độ chi trả đó không cao so với Áo hay các quốc gia khác, đặc biệt là đối với những người lao động được trả lương thấp, như nhân viên phục vụ bàn hoặc nhân viên thu ngân”, ông Dullien nói.
Chính phủ Đức có kế hoạch tăng Kurzarbeit lên tới 87% cho các bậc cha mẹ vẫn đang dựa vào nó sau vài tháng. Nhưng ông Dullien cho biết điều này vẫn chưa đủ.
Đây là một cuộc khủng hoảng đánh một cách không tương xứng vào những người nghèo và nếu bạn muốn ổn định tổng cầu, phải chú ý hơn tới những những người ít tiền mặt và sống bằng công việc chân tay”, ông nói.
Tại Anh, các công ty trong lĩnh vực hàng không, bán lẻ và khách sạn đang lo lắng về sự kết thúc của chương trình trợ cấp vào tháng 6. Các công ty này có thể phải giảm số lao động dư thừa trừ khi chương trình được gia hạn hoặc chỉ giảm dần khi mọi người dần trở lại làm việc.
Ở Tây Ban Nha, có những lo ngại tương tự rằng chính phủ có thể không gia hạn phiên bản đặc biệt của chương trình nghỉ phép ngắn hạn Erte chuẩn bị hết hạn, hiện đang hỗ trợ khoảng 4 triệu công nhân, khi cảnh báo quốc gia được dỡ bỏ vào ngày 9 tháng 5.