IEA cảnh báo sự phục hồi nhu cầu của Dầu đang gặp nguy hiểm trước sự bùng phát của COVID-19

IEA cảnh báo sự phục hồi nhu cầu của Dầu đang gặp nguy hiểm trước sự bùng phát của COVID-19

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

17:53 10/07/2020

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA đã củng cố triển vọng của mình về nhu cầu dầu trên toàn cầu, nhưng cũng đồng thời cảnh báo rằng quá trình phục hồi có thể bị cản trở nhiều bởi sự lây lan trở lại của đại dịch COVID-19.

  • Theo ước tính, nhu cầu dầu trong quý II sẽ tăng thêm 1.5 triệu thùng mỗi ngày
  • Theo IEA: đại dịch COVID-19 vẫn đang hạn chế triển vọng khôi phục của nhu cầu Dầu trên toàn thế giới.

IEA cho biết: Sự sụp đổ trong nhu cầu nguyên liệu quý II vừa rồi ít nghiêm trọng hơn những gì chúng ta ước tính và nhu cầu có thể sẽ tăng vọt trở lại trong quý III khi nền kinh tế hoạt động trở lại. Họ dự đoán lượng dầu dự trữ khổng lồ hiện nay sẽ giảm dần khi OPEC và các đồng minh kiên trì với thoả thuận cắt giảm sản lượng.

Tuy nhiên, sự bùng phát của COVID-19 tại Hoa Kỳ và Châu Á đang gây sức ép lên triển vọng hồi phục sau đại dịch, IEA cảnh báo.

“Với hầu hết các quốc gia, việc gia tăng số lượng ca nhiễm Covid-19 là lời nhắc nhở đáng lo ngại rằng đại dịch chưa được kiểm soát và trên góc nhìn của chúng tôi, triển vọng phục hồi vẫn đang rất tiêu cực”, IEA nói. Cơ quan có trụ sở tại Paris này tư vấn cho các nền kinh tế lớn về chính sách năng lượng của họ.

Giá dầu quốc tế đã tăng hơn gấp đôi so với mức thấp đạt được vào cuối tháng Tư vừa rồi, giao dịch dưới mức $42/thùng tại London vào hôm nay, khi nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng lên và nguồn cung cấp dầu thô được kiểm soát.

Tuy nhiên, dư âm của cuộc khủng hoảng COVID-19 vẫn còn đang hiện hữu.

Nhu cầu dầu toàn cầu đang trên đà giảm 7.9 triệu thùng mỗi ngày (hay 8% trong năm nay) do quá trình phong toả và sự trì trệ của nền kinh tế làm giảm nhu cầu đối với nhiên liệu như xăng hay dầu. Mặc dù mức giảm rất lớn, nhưng vẫn không giảm mạnh như dự báo từ tháng trước, khi cơ quan này dự đoán nhu cầu sẽ giảm tới 8.3 triệu thùng/ngày.

IEA đã tăng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong quý II thêm 1.5 triệu thùng mỗi ngày, nhưng con số này vẫn cho thấy mức giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo IEA, trong quý III, mức tiêu thụ trên toàn thế giới sẽ tăng khoảng 14% so với ba tháng trước đó khi nền kinh tế hoạt động trở lại, đạt mức trung bình 94.3 triệu thùng/ngày.

Nhu cầu phục hồi cùng động thái cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước đồng minh sẽ làm giảm đáng kể lượng dầu tồn kho khổng lồ tồn đọng lại từ nửa đầu năm nay.

Nguồn cung dầu toàn cầu tháng trước giảm xuống mức 86.9 triệu thùng/ngày, thấp nhất trong vòng chín năm trở lại đây khi OPEC+ giữ đúng thoả thuận cắt giảm kết hợp với hành động cắt giảm đầu tư và các hoạt động sản xuất dầu của các nhà khai thác đến từ Mỹ và Canada.

Liên minh OPEC+ gồm 23 quốc gia, dẫn đầu là Ả Rập Saudi và Nga, đã đưa ra cam kết cắt giảm sản lượng lớn chưa từng có lên tới gần 10% sản lượng toàn cầu, trong nỗ lực tái cân bằng thị trường và giúp giá dầu tăng trở lại. Liên minh này thậm chí đã cắt giảm nhiều hơn cam kết trong tháng 6 khi Ả Rập Saudi tăng tốc quá trình thực hiện cắt giảm bổ sung, EIA chia sẻ.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ