IEA: Thị trường dầu mỏ đối mặt với rủi ro khi Covid-19 bùng phát làm tổn thương nhu cầu tiêu thụ

IEA: Thị trường dầu mỏ đối mặt với rủi ro khi Covid-19 bùng phát làm tổn thương nhu cầu tiêu thụ

21:20 15/09/2020

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cảnh báo về viễn cảnh ngày một mong manh của thị trường dầu mỏ toàn cầu một khi đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại phá vỡ nhu cầu tiêu thụ vừa mới được phục hồi.

  • Dự báo nhu cầu trong quý IV sẽ giảm đi 600.000 thùng/ngày
  • Tồn kho dầu ở các nước phát triển tăng kỷ lục trong tháng 7

IEA - tổ chức tư vấn cho các nền kinh tế lớn, đã cắt giảm dự báo về mức tiêu thụ nhiên liệu trong những tháng còn lại của năm 2020, đồng thời dự đoán lượng dầu tồn kho sau khi trở lại mức kỷ lục vào tháng 7, sẽ không giảm mạnh như dự đoán.

“Chúng tôi cho rằng từ giờ tới cuối năm, tốc độ phục hồi của nhu cầu về dầu mỏ sẽ giảm rõ rệt, sau khi đạt được sự phục hồi dễ dàng giai đoạn vừa rồi” Tại trụ sở tại Paris, cơ quan này đề cập trong báo cáo hàng tháng “Trong bối cảnh số ca nhiễm bệnh đang tăng chóng mặt trên toàn thế giới, ngành dầu mỏ sẽ đối mặt với một con đường dài gian nan phía trước”.

Tại London, giá dầu thô hiện dưới 40 USD/thùng - gần với mức thấp nhất trong vòng hơn hai tháng qua, bởi giao đoạn phục hồi đầu mùa hè này đang bắt đầu chững lại. Quan điểm u ám từ IEA còn được phụ họa bởi những đánh giá trong tuần chán chường từ gã khổng lồ dầu khí BP Plc, công ty thương mại Trafigura Group và OPEC.

Việc IEA đánh tụt triển vọng ngành dầu khí đã nhấn mạnh vào thách thức mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác phải đối mặt. Họ đã buộc phải cắt giảm đang kể sản lượng nhằm hỗ trợ thị trường, đồng thời tổ chức một cuộc họp kiểm tra tiến độ cuối tuần này.

Liên minh Ả rập cũng đang vật lộn trong việc đảm bảo mọi thành viên tiếp tục cam kết với chiến lược chung. Theo ước tính của IEA, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - là đồng minh truyền thống của Ả Rập Xê Út - đã đưa ra hạn ngạch sản xuất vào tháng 8 nhưng chỉ cắt đi 1/10 mức cắt giảm bắt buộc.

Cơ quan này cho biết từ tháng 1 đến tháng 7, trung bình, nhu cầu dầu của thế giới giảm 10.5 triệu thùng/ngày, tương đương 10%, so với cùng kì năm ngoái. Nguyên nhân từ các đợt phong toả ngăn chặn virus gần như khiến ngành đường bộ và hàng không ngừng hoạt động. Thậm chí tới nay, lượng tiêu thụ vẫn giảm khoảng 10,7 triệu thùng.

Điều chỉnh lớn nhất trong dự báo nhu cầu là quý 4 sẽ cắt giảm 600,000 thùng/ngày. Trong khi lượng dầu tồn kho toàn thế giới vẫn trên đà giảm đáng kể vào nửa cuối năm nay, xuống 3.4 triệu thùng/ngày – nghĩa là thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với dự đoán vào tháng trước.

IEA cho biết: Một phần sự thay đổi này bắt nguồn từ sự tăng trưởng trong lĩnh vực việc làm từ xa. Mặc dù chỉ diễn ra trong khoảng thời gian vài tháng, tình trạng này đang tác động trực tiếp lên lượng cầu bởi sự giảm sút nhu cầu nhiên liệu vận tải. Ngoài ra, lượng cầu giảm mạnh từ phía Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến thị trường.

Trong tháng 7, tồn kho dầu ở các quốc gia phát triển đã tăng lên mức kỷ lục 3.225 tỷ thùng, ngay cả khi liên minh OPEC + chịu sự dẫn dắt của Nga và Ả Rập Xê-út cũng đang lưu trữ một khối lượng chết khổng lồ.

Theo IEA: tháng trước, Liên minh đã khôi phục lại một vài nguồn cung trước các dấu hiệu phục hồi của hoạt động kinh tế. Mức sản lượng vì thế đã tăng gần 2 triệu thùng/ngày. Sẽ có một cuộc họp kiểm sát của Hội đồng thành viên tổ chức vào thứ Năm nhằm đánh giá các tác động của quyết định trên.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ