IHS Markit: Thế giới đang đứng trước bờ vực khủng hoảng năng lượng

IHS Markit: Thế giới đang đứng trước bờ vực khủng hoảng năng lượng

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

12:02 04/03/2022

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine có thể đã mở màn cho một cuộc gián đoạn thị trường năng lượng quy mô như khủng hoảng dầu những năm 1970, theo Daniel Yergin, phó chủ tịch IHS Markit.

Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu nhiều dầu nhất thế giới. Các lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng minh lên thị trường tài chính nước này đã tạo ra một cuộc tẩy chay dầu Nga.

Ông Yergin, một sử gia về thị trường năng lượng, nói rằng dù Mỹ và đồng minh không trừng phạt năng lượng từ Nga, thị trường vẫn sẽ mất rất nhiều dầu từ nước này. Nga xuất khẩu khoảng 7.5 triệu thùng dầu/ngày, cả dầu và thành phẩm dầu.

“Đây sẽ là một sự gián đoạn rất lớn về mặt logistics, và những người giao dịch sẽ chắt chiu từng thùng một,” Yergin cho biết. “Đây là một khủng hoảng nguồn cung, logistics và thanh toán. Quy mô của nó có thể như những năm 1970.”

Vào năm 1973, các quốc gia xuất khẩu dầu Trung Đông đã cắt đứt nguồn cung với Mỹ và phương Tây trước việc hỗ trợ Israel trong Chiến tranh Ả Rập-Israel. Ngay lập tức, dầu trở nên khan hiếm, và người dân Mỹ đã phải xếp hàng mua xăng với giá cắt cổ. Lần sốc cung thứ hai, cũng vào thập niên 70, là cuộc cách mạng Iran năm 1978-1979, dẫn tới sự lật đổ vua Iran.

Các đại gia dầu mỏ như BP hay ExxonMobil đều đã công bố thoái vốn khỏi Nga. Giá dầu Ural của Nga đã giảm mạnh so với dầu Brent toàn cầu.

“Điều mà ta chưa thấy trong các lần trước ở lần này là tai tiếng, các công ty không muốn đầu tư vào Nga nữa,” Yergin nói thêm. Các công ty dầu mỏ lớn đều đang tháo chạy khỏi Nga, sau nhiều năm phát triển hoạt động.

“Tổng thống Vladimir Putin đã phá hủy những gì mình gây dựng chỉ trong một tuần, một nền kinh tế tích hợp cùng kinh tế toàn cầu. Hãy nhìn Nga lúc này xem, hoàn toàn tách biệt.”

Khủng hoảng cập kề

Yergin nói rằng gián đoạn sắp tới gần khi thị trường vốn đã rất thắt chặt. OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng thêm 400 nghìn thùng/ngày mỗi tháng cho đến khi đạt mục tiêu vào tháng Sáu.

Ngoài dầu mỏ, khí đốt tại châu Âu cũng đã tăng cao ngất ngưỡng. Châu u là khách hàng mua dầu và khí đốt lớn nhất của Nga.

Giá dầu đã tăng trước khi Nga tiến quân vào Ukraine. Dầu Brent chạm $116/thùng trước khi giảm xuống do những dự đoán rằng thỏa thuận hạt nhân với Iran có thể được ký kết trở lại.

Giới chuyên gia ngành nói rằng rất khó để biết được bao nhiêu dầu tại Nga sẽ bị ảnh hưởng. Nhà Trắng cũng nói vẫn đang để ngỏ khả năng trừng phạt năng lượng Nga.

Theo John Kilduff, đối tác tại Again Capital, thị trường có thể mất khoảng 2-3 triệu thùng/ngày. Theo BofA, mỗi 1 triệu thùng/ngày mất đi, giá dầu Brent có thể tăng $20/thùng.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ