IMF: BoJ nên duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng

IMF: BoJ nên duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng

12:50 31/03/2023

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết BoJ nên tránh đột ngột từ bỏ chính sách siêu nới lỏng và chỉ ra các điều kiện để cải thiện việc truyền tải chính sách.

“Bất kỳ thay đổi nào đối với chính sách tiền tệ sẽ cần được truyền tải rõ ràng để bảo vệ sự ổn định tài chính,” IMF cho biết hôm thứ Sáu khi kết thúc đợt tham vấn Điều IV về Nhật Bản. Họ cũng nói rằng việc từ bỏ chính sách đột ngột sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế, khi BoJ có sự thay đổi thống đốc đầu tiên trong một thập kỷ.

Sau khi báo cáo được công bố, đại diện IMF tại Nhật Bản Ranil Salgado đã làm rõ rằng IMF không ủng hộ sự thay đổi chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC), vì điều này có khả năng làm gia tăng áp lực đầu cơ.

“Chúng tôi tập trung nhiều hơn vào việc truyền tải chính sách và đưa ra các điều kiện có thể thay đổi lãi suất,” ông Salgado cho biết. “Về cơ bản, điều này sẽ cung cấp định hướng lãi suất để đảm bảo rằng BoJ sẽ không thay đổi chính sách cho đến khi lạm phát được duy trì ở mức 2% hoặc cao hơn trong trung hạn.”

Chú trọng vào thị trường tài chính là một trong những nhiệm vụ chính mà Kazuo Ueda sẽ phải giải quyết sau khi ông kế nhiệm Thống đốc Haruhiko Kuroda vào ngày 9/4. Khó khăn đối với ông là nếu BoJ có dấu hiệu thay đổi chính sách YCC, điều này có thể gây ra một đợt bán tháo trái phiếu lớn, khi một số nhà kinh tế dự đoán rằng sự kết thúc của YCC là rất đột ngột.

Ông Ueda đã nói rằng việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời điểm hiện tại là phù hợp, khi phần lớn thị trường kỳ vọng BoJ sẽ bắt đầu thắt chặt vào tháng Sáu.

Khoảng 70% các nhà kinh tế cho biết BoJ có vấn đề trong việc truyền tải thông điểm chính sách sau khi một quyết định điều chỉnh YCC bất ngờ vào tháng 12 đã làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu. BoJ hiện kỳ vọng lãi suất ngắn hạn và dài hạn sẽ duy trì ở mức hiện tại hoặc thấp hơn mà không ảnh hưởng đến các điều kiện kinh tế.

IMF nhận định lạm phát sẽ đạt đỉnh trong quý I/2023 và giảm xuống dưới mục tiêu 2% của BoJ vào cuối năm 2024, tương tự với dự đoán của BoJ. IMF cũng cho biết việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là cần thiết để kiểm soát lạm phát, đồng thời động thái tăng lương cho người lao động gần đây có lẽ là chưa đủ.

IMF nói rằng: “Trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt, tăng trưởng tiền lương dự kiến sẽ tăng nhanh vào năm 2023, nhưng có khả năng ở dưới mức mà BoJ cho là phù hợp để duy trì lạm phát 2% một cách bền vững”.

Tuy nhiên, IMF cũng dự đoán rằng rủi ro lạm phát có xu hướng tăng trong ngắn hạn và nhắc lại lời khuyên vào tháng 1 rằng BoJ nên xem xét việc tăng cường tính linh hoạt của lợi suất dài hạn để giải quyết tác dụng phụ của việc nới lỏng trong thời gian dài. IMF cho biết các lựa chọn bao gồm tăng mục tiêu lợi suất 10 năm, mở rộng biên độ lợi suất, quay trở lại tốc độ mua trái phiếu và nhắm mục tiêu vào lợi suất ngắn hạn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ