IMF cảnh báo: Nền kinh tế toàn cầu sẽ phải hứng chịu một "Vết sẹo cắt sâu"
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi chậm hơn dự kiến từ đại dịch COVID-19 và sẽ mang theo vết sẹo này như một lời nhắc nhở, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
IMF dự kiến sẽ công bố dự báo tăng trưởng kinh tế vào ngày 24 tháng 6, và nó “rất có thể sẽ tệ hơn so với những gì chúng ta nghĩ” trong tháng 4, ngay cả khi vẫn còn nhiều sự không chắc chắn xung quanh dự báo này, Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng của IMF, đã cho hay trong một video được ghi lại vào ngày 4 tháng 6 và phát hành vào thứ Sáu như một phần của Diễn đàn chính sách tiền tệ châu Á lần thứ 7.
“Mọi người khá lo lắng về con đường của sự phục hồi kinh tế,” ông Gopinath nói, trích dẫn về chiều sâu của cuộc khủng hoảng, nhu cầu tái phân bổ lao động, sự khởi phát của làn sóng phá sản và vỡ nợ, và các thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. “Nhiều trong số các biến này sẽ để lại các vết sẹo xấu xí cho nền kinh tế.”
Vào tháng 4, IMF ước tính nền kinh tế toàn cầu sẽ thu hẹp 3% trong năm nay – sự thu hẹp lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái - và dự đoán một kết quả thậm chí còn tồi tệ hơn nếu COVID-19 còn kéo dài hoặc quay trở lại. Phân tích đó cũng cho thấy sự tăng trưởng phục hồi trở lại mức 5.8% vào năm 2021.
Các cuộc ẩu đả trên thị trường
Video của Gopinath đã được ghi lại trước biến động giá giật mạnh mẽ ở các thị trường tài chính trong tuần này, bao gồm cả một đợt tăng giá mạnh ở Phố Wall trước quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang vào Thứ Tư và đợt bán tháo mạnh vào thứ Năm trong bối cảnh lo ngại về làn sóng lây nhiễm COVID thứ hai.
Nhìn chung, Gopinath cho biết sự cải thiện nhanh hơn trên các thị trường tài chính có thể là do các chính sách phản ứng kịp thời trên toàn cầu đối với đại dịch, giúp làm dịu bớt các vấn đề thanh khoản.
“Bạn đã thấy sự cắt giảm lãi suất nhanh chóng trong chính sách tiền tệ, lượng thanh khoản bổ sung rất lớn và điều này chắc chắn đã giúp ích cho thanh khoản toàn cầu,” cô ấy nói. “Câu hỏi bây giờ tất nhiên là điều này sẽ kéo dài bao lâu và nó có thể giữ vững được không.”
Diễn đàn chính sách tiền tệ châu Á, thường được tổ chức dưới dạng một loạt các cuộc thảo luận nhóm trực tiếp, được đồng tổ chức bởi Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), Cục nghiên cứu tài chính và kinh tế châu Á (ABFER), Trường kinh doanh thuộc Đại học quốc gia Singapore (NUS Business School).