IMF: Kinh tế toàn cầu sẽ gặp nhiều khó khăn vào năm 2023

IMF: Kinh tế toàn cầu sẽ gặp nhiều khó khăn vào năm 2023

17:30 02/01/2023

Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm Chủ nhật rằng nền kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ trải qua nhiều khó khăn khi các yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc - đều đang suy yếu.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva nói rằng năm 2023 sẽ "khó khăn hơn so với năm cũ. Bởi vì ba nền kinh tế lớn - Mỹ, EU và Trung Quốc - đều đang đồng thời suy yếu".

Vào tháng 10, IMF đã giảm dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2023, phản ánh sự dai dẳng của cuộc chiến Nga - Ukraine cũng như áp lực lạm phát và lãi suất cao khi các ngân hàng trung ương như Fed nỗ lực kiềm chế áp lực giá cả.

Trung Quốc đã từ bỏ chính sách Zero COVID và bắt đầu mở cửa lại, mặc dù người tiêu dùng vẫn cảnh giác khi số ca nhiễm Covid gia tăng. Trong bình luận công khai đầu tiên kể từ khi thay đổi chính sách, Chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ Bảy đã kêu gọi sự nỗ lực và đoàn kết hơn nữa khi Trung Quốc bước vào "giai đoạn mới".

"Lần đầu tiên sau 40 năm, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2022 có khả năng bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu", bà Georgieva nói.

Hơn nữa, số ca nhiễm COVID dự kiến tăng cao trong những tháng tới có thể sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của nước này trong năm nay, kéo theo sự tăng trưởng của khu vực và toàn cầu, bà Georgieva, người đã đến Trung Quốc trong chuyến công tác vào cuối tháng trước, cho biết.

“Tôi đã đến Trung Quốc vào tuần trước, ở một thành phố không có ca nhiễm COVID,” bà nói. "Nhưng điều đó sẽ không kéo dài một khi mọi người bắt đầu đi du lịch."

"Trong vài tháng tới, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn và điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng Trung Quốc, khu vực, toàn cầu", bà nói.

Vào tháng 10, IMF đã dự báo mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 3.2% - bằng với triển vọng toàn cầu cho năm 2022. Vào thời điểm đó, họ cũng kỳ vọng ​​tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2023 sẽ tăng lên 4.4% trong khi hoạt động kinh tế toàn cầu chậm lại.

Tuy nhiên, những bình luận của bà Georgieva cho thấy IMF có thể hạ triển vọng tăng trưởng của cả Trung Quốc và toàn cầu vào cuối tháng này khi họ công bố dự báo cập nhật trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ.

NỀN KINH TẾ MỸ SẼ “ỔN ĐỊNH NHẤT”

Trong khi 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với sự suy thoái, bà Georgieva cho biết, Mỹ có thể hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

Bà nói: "Mỹ là nước ổn định nhất," và nước này "có thể tránh được suy thoái. Thị trường lao động vẫn khá mạnh mẽ."

Nhưng viễn cảnh này cũng tiềm ẩn rủi ro khi nó có thể cản trở quá trình Fed đưa lạm phát trở lại mục tiêu từ mức cao nhất trong bốn thập kỷ vào năm ngoái. Lạm phát có dấu hiệu đã đạt đỉnh vào cuối năm 2022, nhưng theo chỉ số PCE vẫn cao gần gấp ba lần mục tiêu 2%.

Georgieva cho biết: "Nếu thị trường lao động ổn định, Fed có thể sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn để kiềm chế lạm phát".

Năm ngoái, trong đợt thắt chặt chính sách mạnh mẽ nhất kể từ đầu những năm 1980, Fed đã tăng lãi suất từ gần bằng 0 vào tháng 3 lên mức hiện tại là 4.25% - 4.50%. Các quan chức Fed vào tháng trước đã dự đoán lãi suất sẽ vượt 5% vào năm 2023, con số chưa từng thấy kể từ năm 2007.

Thị trường lao động Mỹ sẽ là tâm điểm chú ý đối với các quan chức Fed, những người kỳ vọng nhu cầu lao động sẽ hạ nhiệt để giảm bớt áp lực giá cả. Tuần đầu tiên của năm mới với một loạt dữ liệu việc làm quan trọng, bao gồm bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào thứ Sáu, dự kiến cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 200,000 việc làm trong tháng 12 và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 3.7% - gần mức thấp nhất kể từ những năm 1960.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ