IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời cảnh báo về các rủi ro

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời cảnh báo về các rủi ro

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

10:11 17/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, dựa vào sức mạnh ở Mỹ và một số thị trường mới nổi, đồng thời cảnh báo phải thận trọng trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và rủi ro địa chính trị.

Hoạt động kinh tế toàn cầu sẽ tăng trường 3.2% trong năm nay, theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới hôm thứ Ba, tăng 0.1 điểm phần trăm so với ước tính tháng 1. Dự báo cho năm 2025 không thay đổi ở mức 3.2%.

Bloomberg Economics dự báo mức tăng trưởng toàn cầu năm nay là 2.9% và năm tới là 3.1%.

Mặc dù nâng cao dự báo, IMF cảnh báo lãi suất cao và việc ngừng hỗ trợ tài chính đang đè nặng lên tăng trưởng ngắn hạn, trong khi triển vọng trung hạn vẫn yếu nhất trong nhiều thập kỷ do năng suất thấp và căng thẳng thương mại toàn cầu.

Tăng trưởng GDP toàn cầu so với năm trước

Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF viết, “Vẫn còn nhiều thách thức và cần có những hành động quyết đoán”, cho thấy lạm phát dai dẳng và bất bình đẳng toàn cầu ngày càng gia tăng.

Đây là triển vọng được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tránh được những nguy cơ lạm phát đình trệ tồi tệ nhất do đại dịch gây ra, nhưng tiềm năng phát triển bị hạn chế trong những năm tới.

Cuộc chiến chống lạm phát của các Ngân hàng Trung ương đang đi đúng hướng, mặc dù vẫn quá sớm để thể hiện chiến thắng bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ. Và hiện giờ có rất nhiều rủi ro đối với tăng trưởng, đặc biệt là từ các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông.

Trong một báo cáo riêng về rủi ro ổn định tài chính, Tobias Adrian, quan chức phụ trách thị trường vốn của IMF, đã cảnh báo về mối nguy hiểm từ sự hồi phục của tăng trưởng giá tiêu dùng.

Ông nói: “Các nhà đầu tư có vẻ tin tưởng rằng các Ngân hàng Trung ương phụ thuộc vào dữ liệu sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ khi lạm phát giảm tốc hơn nữa. Nhưng nếu lạm phát vẫn ở mức cao, những kỳ vọng viển vông như vậy có thể bị sụp đổ. Điều này có thể dẫn đến việc bán tháo tài sản, từ trái phiếu, cổ phiếu đến crypto.”

Ông cho biết, hậu quả của một kịch bản như vậy có thể bao gồm các điều kiện tài chính bị thắt chặt, khoản lỗ đối với một số nhà đầu tư và lợi suất trái phiếu cao hơn, khiến người đi vay gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ.

Gourinchas viết: “Nền kinh tế Mỹ đã vượt qua xu hướng trước đại dịch. Nhưng hiện tại, chúng tôi ước tính rằng sẽ còn nhiều tổn thất đối với các nước đang phát triển có thu nhập thấp, nhiều nước trong số đó vẫn đang vật lộn để chuyển mình từ cuộc khủng hoảng đại dịch và chi phí sinh hoạt”.

Trong bối cảnh rủi ro sụt giá trong tương lai, tác động lan tỏa từ cuộc chiến ở Ukraine hay căng thẳng ở Trung Đông có nguy cơ thúc đẩy lạm phát và góp phần làm tăng kỳ vọng lãi suất, điều này sẽ gây áp lực lên thị trường và tâm lý.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire, thông báo với các phóng viên hôm thứ Hai trước khi tới Washington, cũng cảnh báo về cái giá phải trả của xung đột.

Ông nói: “Những rủi ro kinh tế thực sự mang tính địa chính trị, cho dù đó là các sự kiện ở Biển Đỏ, căng thẳng leo thang ở Trung Đông hay sự dai dẳng của cuộc xung đột ở Ukraine. Tất cả những sự kiện địa chính trị này là gánh nặng khủng khiếp cho tăng trưởng kinh tế.”

Gourinchas cho biết trong một cuộc họp báo, mặc dù giá dầu đã tăng một chút do xung đột ở Trung Đông, nhưng vẫn còn quá sớm để nói liệu điều đó có được duy trì hay không, và đó không phải là kịch bản ban đầu của IMF.

Triển vọng lạm phát toàn cầu

IMF cũng cảnh báo những rủi ro từ cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc và sự phân mảnh kinh tế toàn cầu ngày càng tồi tệ, chủ yếu được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trước đó vào thứ Ba, Trung Quốc đã công bố dữ liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế vượt kỳ vọng trong quý đầu tiên khi lĩnh vực công nghiệp tiếp tục phát triển, mặc dù hoạt động tháng 3 chững lại cho thấy có thể cần thêm hỗ trợ để duy trì đà đó. Gourinchas cho biết tại cuộc họp báo rằng thành tích tốt hơn mong đợi của Trung Quốc có thể khiến IMF nâng cấp dự báo tăng trưởng hàng năm.

Trong các rủi ro tăng giá, có khả năng lạm phát có thể chậm hơn dự kiến, khiến các Ngân hàng Trung ương có thể nới lỏng chính sách sớm hơn.

Lạm phát đã chậm lại kể từ năm 2022, sau khi đạt tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ bởi chu kỳ lãi suất tăng mạnh. Nhưng lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt đủ để chạm mục tiêu chính sách ở một số nền kinh tế lớn, bao gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, vào một thời điểm nào đó trong nửa cuối năm nay, IMF dự kiến các nền kinh tế tiên tiến lớn sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Giá tiêu dùng trung bình toàn cầu có thể sẽ tăng 5.9% trong năm nay và 4.5% vào năm tới, đều tăng nhanh hơn 0.1 điểm phần trăm so với dự báo trước đó vào tháng 1.

Lạm phát vẫn duy trì trên mức 2% ở nhiều nền kinh tế

IMF đã nâng triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Mỹ lên 2.7%, tăng từ mức 2.1% vào tháng 1. Họ đã hạ thấp mức xếp hạng khu vực Eurozone một chút, với lý do là những tác động chậm trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và chi phí năng lượng tăng cao trong vài năm qua sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có thể sẽ tăng trưởng 4.6% trong năm nay và 4.1% trong năm tới, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 1. Lĩnh vực bất động sản suy yếu và nhu cầu trong nước sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. IMF cảnh báo rằng việc Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa dư thừa có thể gây ra căng thẳng thương mại với các nước khác.

Nga được dự báo tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế lớn, lên 3.2% trong năm nay và 1.8% trong năm tới, tăng lần lượt 0.6 và 0.7 điểm phần trăm, nhờ sức mạnh xuất khẩu dầu sang Ấn Độ và Trung Quốc khi giá toàn cầu tăng. Dự báo của Ấn Độ đã được nâng từ mức 6.5% lên 6.8% trong năm nay.

Dự báo tăng trưởng của IMF

Trong một lời chỉ trích mạnh mẽ bất thường đối với Mỹ, IMF cho biết mặc dù thành tích kinh tế gần đây của quốc gia này khá ấn tượng và là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu, nhưng điều này một phần xuất phát từ chính sách ngân sách “không phù hợp với tính bền vững tài chính dài hạn”.

IMF cho biết chiến lược đó của cổ đông lớn nhất IMF làm tăng rủi ro lạm phát ngắn hạn, rủi ro ổn định tài chính và rủi ro tài chính dài hạn cho nền kinh tế toàn cầu, khi điều này làm tăng chi phí cho các nền kinh tế khác.

Gourinchas viết: “Sẽ có một bên phải chịu thiệt.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman Sachs: S&P chạm đỉnh nhưng sự bất ổn vẫn còn đó?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Goldman Sachs: S&P chạm đỉnh nhưng sự bất ổn vẫn còn đó?

Mặc dù S&P 500 liên tục lập đỉnh mới trong năm 2024, với mức đóng cửa kỷ lục gần đây, nhà giao dịch Brian Garrett từ Goldman Sachs lại cảnh báo rằng thị trường đang tiềm ẩn một mức độ lo âu rất lớn. Khi chỉ số VIX - thước đo tâm lý thị trường - vẫn ở mức cao bất thường, câu hỏi đặt ra là liệu có điều gì ẩn giấu sau sự hưng phấn này?
Powell có đang quá "nhẹ tay" với chính sách tiền tệ?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Powell có đang quá "nhẹ tay" với chính sách tiền tệ?

Chỉ số CPI Mỹ tháng 9 vượt dự báo cả theo tháng và năm. Lạm phát toàn phần chỉ giảm nhẹ từ 2.5% xuống 2.4%, thấp hơn kỳ vọng, trong khi lạm phát lõi bất ngờ tăng từ 3.2% lên 3.3%. Báo cáo này không mang lại tín hiệu tích cực nào cho phe ủng hộ chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed.
"Cuộc khủng hoảng Repo" tiếp theo đang tới gần - Fed sẽ lại "hoảng sợ"?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Cuộc khủng hoảng Repo" tiếp theo đang tới gần - Fed sẽ lại "hoảng sợ"?

Hệ thống tài chính Mỹ đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng thanh khoản mới, khi lãi suất Repo tăng vọt và dự trữ sụt giảm đáng kể. Cựu nhà giao dịch Fed, Mark Cabana, cảnh báo tình hình hiện tại tương tự cuộc khủng hoảng Repo năm 2019 và có thể dẫn đến sự can thiệp khẩn cấp từ Fed nếu thanh khoản tiếp tục giảm sâu.
Lãi suất thế chấp thấp chưa phải là giải pháp toàn diện cho người mua nhà lần đầu ở Anh
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lãi suất thế chấp thấp chưa phải là giải pháp toàn diện cho người mua nhà lần đầu ở Anh

Dù lãi suất thế chấp thấp được kỳ vọng sẽ giúp người mua nhà lần đầu dễ dàng hơn, nhưng với các tiêu chí cho vay khắt khe của BoE, thực tế lại không hề đơn giản. Những sản phẩm thế chấp mới này có thể mang lại hy vọng, nhưng liệu chúng có đủ sức giúp người mua vượt qua rào cản tài chính và sở hữu ngôi nhà đầu tiên, hay chỉ tiềm ẩn thêm rủi ro trong dài hạn?
CPI gây bất ngờ: Khi mọi yếu tố đều góp phần vào sự tăng vọt?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

CPI gây bất ngờ: Khi mọi yếu tố đều góp phần vào sự tăng vọt?

Báo cáo CPI tháng 8 vừa qua đã vượt dự báo. Tuy nhiên, phần lớn sự vượt trội này là do sự tăng đột biến bất thường trong chỉ số giá thuê nhà tương đương của chủ sở hữu (OER). Ngoài yếu tố đó, chỉ số CPI nhìn chung vẫn ổn định - không quá khả quan, nhưng đang theo đúng hướng. Fed vẫn quyết định giảm lãi suất 50 bps, phù hợp với dự đoán trước đó rằng sự vượt trội của CPI sẽ không cản trở động thái này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ