IMF: Thành bại chính sách về nợ của EU phụ thuộc vào sự hỗ trợ chính trị
Quỳnh Chi
Junior Editor
IMF cho biết các quy định tài khóa mới của EU sẽ chỉ có hiệu quả nếu các quốc gia có mức nợ công cao và thâm hụt ngân sách lớn đang thực sự nỗ lực để cải thiện tình hình tài chính công.
"Khuôn khổ quản lý kinh tế mới của EU sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh tài khóa đáng kể ở nhiều quốc gia thành viên cũng như sự ủng hộ chính trị bền vững để có thể đảm bảo cho việc thực ," IMF cho biết trong một báo cáo được công bố hôm thứ Năm.
Pháp, Ý và năm quốc gia khác đã bị EU khiển trách hôm thứ Tư vì có mức thâm hụt ngân sách lớn - đây là giai đoạn đầu tiên trong một quá trình thử thách mức độ sẵn sàng của các quốc gia trong việc tuân thủ yêu cầu và quyết tâm của khối trong việc thực thi hệ thống mới của EU.
EU cảnh báo 7 nước thành viên về thâm hụt ngân sách nghiêm trọng
Các quy định ngân sách của EU đã được tái kích hoạt vào đầu năm nay sau khi bị tạm ngừng từ năm 2020 để tạo điều kiện cho các khoản chi tiêu quốc gia cần thiết để vượt qua đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng năng lượng. Theo quy định mới, các quốc gia có thể phải đối mặt với sự chỉ trích vì có mức thâm hụt vượt quá giới hạn 3% của khối, khiến họ phải chịu cảnh , đòi hỏi các hành động khắc phục và nếu không tuân thủ có thể bị phạt tiền.
"Các kế hoạch cơ cấu tài chính trung hạn dự kiến vào tháng 9 năm 2024 cần được củng cố bằng một chiến lược rõ ràng, các cải cách cơ cấu nâng cao tăng trưởng và khả năng phục hồi, cũng như các biện pháp chất lượng cao," IMF cho biết.
Sự khiển trách từ Ủy ban Châu Âu diễn ra khi Pháp sắp tổ chức bầu cử quốc hội. Có khả năng một ứng cử viên từ đảng cực hữu hoặc cực tả sẽ thắng cử, làm dấy lên lo ngại trên thị trường rằng nỗ lực kiềm chế tài chính công có thể giảm sút.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva hôm thứ Năm tại Luxembourg đã kêu gọi các quốc gia có gánh nặng nợ và thâm hụt cao tận dụng đà phục hồi kinh tế để giảm nợ và thâm hụt một cách quyết liệt hơn.
'Pháp và các nước khác có thể làm được nhiều hơn nữa,' bà Georgieva nhấn mạnh. 'Nền kinh tế khu vực Eurozone đang khởi sắc trong năm nay và sẽ còn tốt hơn nữa vào năm sau.'
Trong khi đó, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đang đối mặt với thách thức cân đối ngân sách sau khi đưa ra những lời hứa “tốn kém” với cử tri, bao gồm cắt giảm thuế lương trị giá khoảng 10 tỷ Euro (10.7 tỷ USD).
Cả Pháp và Ý đều có mức thâm hụt cao và nợ công vượt quá 100% sản lượng kinh tế. Các nước khác bị EU cảnh cáo gồm Bỉ, Hungary, Malta, Ba Lan và Slovakia. Romania đã bị đặt trong diện giám sát đặc biệt.
Bộ trưởng Tài chính Phần Lan Riikka Purra nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo độ tin cậy cho khuôn khổ tài chính mới của EU.
IMF cũng khuyến khích EU tiếp tục con đường hội nhập thị trường tài chính để không tụt hậu so với các đối tác toàn cầu và đạt được tham vọng về an ninh năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu và chuyển đổi số.
Báo cáo của IMF nhấn mạnh việc tích hợp các thị trường vốn quốc gia thành Liên minh thị trường vốn sẽ thúc đẩy tài chính cho các dự án đầu tư dài hạn, tăng cơ hội chia sẻ rủi ro giữa các nước thành viên, cải thiện phân bổ tiết kiệm và tận dụng quy mô kinh tế trong thị trường tài chính EU. IMF cũng kêu gọi EU ưu tiên việc hoàn thiện liên minh ngân hàng và phê chuẩn hiệp ước hỗ trợ Cơ chế Bình ổn Châu Âu."
Bloomberg