IMF: Trung Quốc sẽ trở thành nước tăng trưởng hàng đầu thế giới trong 5 năm tới

IMF: Trung Quốc sẽ trở thành nước tăng trưởng hàng đầu thế giới trong 5 năm tới

08:56 18/04/2023

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc sẽ là nước đóng góp hàng đầu cho tăng trưởng toàn cầu trong 5 năm tới, với tỷ trọng gấp đôi Mỹ.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm 22.6% tổng tăng trưởng thế giới cho đến năm 2028, theo ước tính của Bloomberg dựa theo dữ liệu mà IMF công bố trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vào tuần trước. Ấn Độ sẽ theo sau Trung Quốc với 12.9%, trong khi Mỹ được dự đoán đóng góp 11.3%.

IMF nhận định nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong nửa thập kỷ tới do lãi suất cao. Triển vọng trong 5 năm tới là yếu nhất trong hơn 3 thập kỷ, với việc IMF kêu gọi các quốc gia tránh phân mảnh kinh tế do căng thẳng địa chính trị và cần đưa ra các biện pháp để tăng năng suất.

Tổng cộng, 75% tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ tập trung ở 20 quốc gia và hơn một nửa nằm trong top 4: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia. Trong khi G7 sẽ chiếm một phần nhỏ hơn, với Đức, Nhật Bản, Anh và Pháp là 1 trong 10 quốc gia đóng góp hàng đầu.

Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc - được biết đến với tên viết tắt BRIC do Jim O'Neill, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Goldman Sachs Group đặt ra - dự kiến sẽ đóng góp gần 40% vào tăng trưởng của thế giới cho đến năm 2028.

Bốn quốc gia đã thành lập diễn đàn BRIC vào năm 2009 và trở thành Brics một năm sau đó khi Nam Phi - cho đến nay là nền kinh tế nhỏ nhất trong nhóm - gia nhập, một động thái mà ông O'Neill không ủng hộ.

Nam Phi được dự đoán là sẽ tăng trưởng không nhiều trong 5 năm tới, đóng góp khoảng 0.5% vào tổng GDP thế giới.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ