Iran quá “hung hăng”, buộc Mỹ và Anh phải áp đặt biện pháp trừng phạt mới. Ngay lập tức, nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan bị “sờ gáy”

Iran quá “hung hăng”, buộc Mỹ và Anh phải áp đặt biện pháp trừng phạt mới. Ngay lập tức, nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan bị “sờ gáy”

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

10:37 19/04/2024

Hôm thứ Năm, Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Iran, mục tiêu là chương trình sản xuất máy bay không người lái (UAV) của nước này sau vụ tấn công vào Israel.

Tổng thống Mỹ, Joe Biden khẳng định cam kết của các nhà lãnh đạo G7 về việc phối hợp hành động nhằm gia tăng áp lực kinh tế đối với Tehran. Qua đó, phía Anh cũng tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran.

Ông Biden cho biết Mỹ và các đồng minh đã hỗ trợ Israel đẩy lùi vụ tấn công bằng tên lửa và UAV vào ngày 13/04 và hiện đang buộc Iran phải chịu trách nhiệm thông qua các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu mới.

"Các biện pháp trừng phạt nhắm vào các cá nhân và tổ chức có liên quan đến Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Bộ Quốc phòng Iran và chương trình tên lửa cùng với UAV, vốn là các bên đã thực hiện vụ tấn công liều lĩnh này", ông Biden tuyên bố.

Ngoại trưởng Anh, David Cameron lên án hành động của Iran là "không thể chấp nhận được. Đây là thông điệp gửi đến Israel rằng, chúng tôi muốn khẳng định vai trò của mình trong việc xây dựng chiến lược phối hợp để đối phó với sự ‘hung hăng’ của Iran", ông Cameron phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Ý.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt của họ nhắm vào 16 cá nhân và 2 tổ chức hỗ trợ sản xuất UAV cho Iran, bao gồm các loại động cơ cung cấp năng lượng cho UAV biến thể Shahed của Iran - loại UAV được sử dụng trong vụ tấn công ngày 13/04.

Tehran trước đó cũng tuyên bố rằng việc Iran hành động là để trả đũa cho một cuộc tấn công được cho là của Israel nhằm vào lãnh sự quán Iran ở Damascus, khiến hai tướng lĩnh và một số người khác thiệt mạng vào ngày 01/04.

Israel tuyên bố sẽ đáp trả lại việc Iran phóng tên lửa và UAV, trong khi một chỉ huy cao cấp của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào thứ Năm cho biết Iran có thể xem xét lại "học thuyết hạt nhân" sau các mối đe dọa từ Israel.

Mục tiêu trừng phạt

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với 5 công ty ở nhiều khu vực pháp lý cung cấp nguyên vật liệu là thành phần sản xuất thép cho Công ty Thép Khuzestan (KSC) của Iran - một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất Iran - hoặc mua các sản phẩm thép thành phẩm của KSC.

Ba công ty con của Tập đoàn Ô tô Bahman Iran cũng bị sờ gáy vì được cho là đã hỗ trợ đáng kể cho Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.

Trong một tuyên bố riêng, Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đang hạn chế sự tiếp cận của Iran đối với vũ khí "công nghệ thấp", bổ sung vào danh sách các mặt hàng cần giấy phép để xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu sang Iran, bao gồm cả các mặt hàng được sản xuất ở nước ngoài bằng công nghệ Mỹ.

Anh tuyên bố sẽ trừng phạt 7 cá nhân và 6 tổ chức, bao gồm Tổng Tham mưu Lực lượng Vũ trang và Hải quân Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.

Phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran nhiều lần trong những năm qua, Anh cho biết riêng họ đã áp đặt hơn 400 hạn chế kinh tế khác nhau đối với kẻ thù không đội trời chung của Israel.

Các nhà lãnh đạo EU cũng đã thống nhất vào thứ Tư, quyết định tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran sau vụ tấn công của Tehran nhằm vào Israel, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột diện rộng ở Trung Đông.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ