Jackson Hole phản ánh những thách thức các ngân hàng trung ương vẫn đang đối mặt

Jackson Hole phản ánh những thách thức các ngân hàng trung ương vẫn đang đối mặt

08:15 28/08/2023

Các ngân hàng trung ương hàng đầu trên thế giới nhấn mạnh việc cần duy trì lãi suất cao cho đến khi lạm phát được kiềm chế - và đấu tranh với những biến đổi kinh tế - làm cho công việc của họ khó khăn hơn.

Tại cuộc họp hàng năm tại Jackson Hole, bài diễn thuyết chính từ Chủ tịch Fed Jerome Powell và Chủ tịch ECB Christine Lagarde vào thứ Sáu đã đề ra những thách thức mà họ đang phải đối mặt khi quyết định liệu có nên tiếp tục chu kỳ tăng lãi suất hay không. Đồng thời, họ cung cấp cho các nhà đầu tư vài gợi ý về việc liệu họ có thực sự thực hiện điều đó trong những tháng tới hay không. Cùng lúc đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Anh Ben Broadbent cho biết lãi suất Anh có thể phải tăng thêm, trong khi Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda xác nhận sự cần thiết tiếp tục duy trì lãi suất thấp.

Một chủ đề quan trọng nổi lên là khó khăn trong việc thích nghi với các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý tiền tệ. Những người tham dự đã thảo luận về các chủ đề bao gồm năng suất và đổi mới, cấu trúc thị trường trái phiếu, chuỗi cung ứng toàn cầu và mức nợ công tăng.

"Những biến đổi này chúng ta đều biết chúng quan trọng nhưng Ngân hàng trung ương không thể giải quyết mọi vấn đề cùng lúc," theo Kristin Forbes, giáo sư kinh tế Viện Công nghệ Massachusetts.

"Có thể thay đổi các tham số về cách bạn thiết lập chính sách tiền tệ tuy nhiên điều này làm cho việc vận hành trở nên rất khó khăn," bà nói thêm.

FED và ECB tham gia vào những cuộc tranh luận tương tự về việc liệu có nên tăng lãi suất tại các cuộc họp chính sách vào tháng sau, ngay cả khi nền kinh tế Mỹ vẫn rất mạnh mẽ trong khi kinh tế châu Âu đang hướng tới suy thoái. Lạm phát kéo dài ở cả hai khu vực và sự không chắc chắn về tốc độ suy giảm của nó là thách thức chung.

Chủ tịch Powell vẫn bóng gió về việc liệu Fed có nên tiếp tục nâng lãi suất hay không, mặc dù ông cảnh báo rằng "bằng chứng bổ sung về tăng trưởng liên tục vượt xu hướng có thể yêu cầu thắt chặt thêm chính sách tiền tệ."

Còn bà Lagarde đã nói về thách thức của ECB đang đối mặt, từ những thay đổi lịch sử, bao gồm sự chuyển dịch trên thị trường năng lượng và sự phân chia của thương mại toàn cầu thành các khối địa chính trị đối đầu nhau. Tuy nhiên, bà cũng tránh đề cập đến các quyết định trong những tháng tới.

Các quan chức khác không ngần ngại cân nhắc về việc tăng lãi suất thêm. Trong cuộc phỏng vấn, chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester và thống đốc ngân hàng trung ương Latvia Martins Kazaks nói rằng nên ưu tiên tăng thêm lãi suất

Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker và thống đốc ngân hàng trung ương Bồ Đào Nha Mario Centeno lại đối lập với quan điểm trên, lập luận về việc tiếp cận thận trọng khi họ đánh giá tác động của các lần tăng lãi suất trước đó.

Những điểm nổi bật khác

Sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ đã khiến nhà đầu tư và các nhà kinh tế tranh luận về việc lãi suất trung lập, mức lãi suất không kích thích cũng như thắt chặt, đã tăng cao hơn. Điều đó phản ánh rằng các nhà hoạch định chính sách cần phải tăng lãi suất hơn nữa để kiềm chế lạm phát.

Một chủ đề nổi bật khác là thương mại. Một loạt yếu tố đã khiến thương mại ở nhiều thị trường phát triển di chuyển khỏi các đối tác truyền thống như Trung Quốc, đến các quốc gia như Việt Nam hoặc Mexico. Một số nhà kinh tế tin rằng việc này có thể làm tăng áp lực lạm phát.

Russ nói rằng những xu hướng thương mại mới nổi này cũng làm cho nền kinh tế ít khả năng chống đỡ trước các cú sốc phi địa chính trị và tăng nhu cầu về sự ổn định thông qua chính sách tiền tệ. Thực sự có những thách thức lớn phía trước đối với chính sách tiền tệ nếu chúng ta và các quốc gia khác tiếp tục theo đuổi điều này," bà nói.

Các nhà hoạch định chính sách cũng phải đối mặt với việc thâm hụt ngân sách gia tăng, bao gồm tác động của chúng đối với hoạt động thị trường trái phiếu. Biến động trên thị trường trong những ngày đầu của đại dịch đã làm gia tăng yêu cầu về cải cách hạ tầng và quy định từ các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế.

Không khí chung tại hội nghị năm nay: Cần biết mình ở đâu trước sự khó đoán hiên tại.

"Trong lúc chúng ta cần tiếp tục cố gắng làm rõ triển vọng trung hạn, chúng ta cũng nên rõ ràng về giới hạn những gì ta biết và những gì chính sách có thể làm," bà Lagarde nói. "Nếu chúng ta muốn duy trì uy tín với công chúng, chúng ta phải thể hiện rõ ràng sự không chắc chắn về tương lai mà chúng ta đang đối mặt."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ