JP Morgan: Thị trường hàng hoá vừa khởi động cho một siêu chu kỳ mới
Tùng Trịnh
CEO
Giá nông sản tăng cao, giá kim loại chạm mức cao nhất trong nhiều năm và giá dầu vượt mốc 50 USD/thùng, nhưng JPMorgan Chase cho rằng đây mới chỉ là khởi đầu cho một siêu chu kỳ tăng giá.
Các nhà phân tích của JPMorgan do Marko Kolanovic làm trưởng nhóm cho biết trong một báo cáo hôm thứ Tư, họ có thể sẽ đánh cược vào sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau đại dịch cũng như đổ tiền vào các công cụ phòng hộ lạm phát trong dài hạn. Ngân hàng cho biết giá cả cũng có thể tăng như một “hậu quả không mong muốn” của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, vốn có nguy cơ hạn chế nguồn cung dầu trong khi thúc đẩy nhu cầu kim loại cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, pin và xe điện.
Tất cả các tổ chức từ Goldman Sachs, Bank of America đến Ospraie Management đều đang nhận định thị trường hàng hóa sẽ tăng giá khi chính phủ bắt đầu kích thích và vắc xin được triển khai trên khắp thế giới để chống lại Covid-19. Tâm lý lạc quan đã thúc đẩy các quỹ đầu tư đặt cược và đà tăng giá đối với hàng hóa, đây là sự thay đổi đáng kể so với năm ngoái, khi giá dầu lần đầu tiên giảm xuống âm và nông dân bán phá giá sản phẩm trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp khó khăn và nhu cầu giảm mạnh.
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết: “Chúng tôi tin rằng chu kỳ tăng giá mới của hàng hóa, và đặc biệt là dầu mỏ, đã bắt đầu. "Xu hướng về lợi suất và lạm phát đang thay đổi."
Hàng hóa đã chứng kiến 4 siêu chu kỳ trong vòng 100 năm qua - chu kỳ cuối cùng đạt đỉnh vào năm 2008 sau 12 năm mở rộng.
Trong khi điều đó được thúc đẩy bởi sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc, JPMorgan cho rằng chu kỳ sắp tới nhờ vào một số động lực bao gồm sự phục hồi sau đại dịch, các chính sách tài chính và tiền tệ “siêu nới lỏng”, đồng đô la Mỹ yếu, lạm phát mạnh hơn và các chính sách môi trường tích cực hơn trên khắp thế giới.
Các hedge fund cũng chưa từng "bullish" đối với hàng hóa như vậy kể từ giữa những năm 2000, thời điểm đó Trung Quốc tích trữ mọi thứ, từ đồng đến bông trong khi mùa màng thất bát và lệnh cấm xuất khẩu trên toàn thế giới đã thúc đẩy giá lương thực, cuối cùng lật đổ các chính phủ trong Mùa xuân Ả Rập. Bối cảnh hiện tại cũng khá tương đồng.
Giá ngô và đậu tương đã tăng vọt khi Trung Quốc tăng giá cho cây trồng của Mỹ. Giá đồng đạt mức cao nhất trong 8 năm trong bối cảnh ngày càng lạc quan về sự phục hồi kinh tế trên diện rộng. Và dầu chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ từ cơn khủng hoảng của đại dịch Covid-19 khi nguồn cung trên toàn thế giới được nỗ lực thắt chặt.