JPMorgan Chase: Lý do cổ phiếu liên tục tăng thời gian gần đây
Bạn nghĩ đợt tăng nóng của chứng khoán Mỹ là quá đáng khi nền kinh tế đang trải qua tình trạng đóng băng do các lệnh đóng cửa, và bạo loạn nổ ra nhiều nơi tại Mỹ? Ở một khía cạnh khác, nhiều chuyên gia lại cho rằng đợt tăng này chỉ mới bắt đầu.
Khối lượng tiền khổng lồ đang lưu thông trên hệ thống tài chính đồng nghĩa với việc sẽ có thêm “đạn dược” để thúc đẩy tài sản rủi ro tăng cao hơn. JPMorgan Chase & Co nhận thấy tiềm năng của hàng tỷ đô la chảy từ trái phiếu sang thị trường cổ phiếu để tái cấu trúc lại danh mục. Các quỹ tại thị trường tiền tệ đã thu hút được 1.2 nghìn tỷ đô trong năm nay, trong khi đó các nhà quản lý quỹ đang nắm giữ tiền mặt có giá trị tới 591 tỷ đô la, khối lượng tiền mặt hiếm thấy trong lịch sử, theo Bank of America.
Tất cả điều đó cho thấy lượng “hỏa lực” mà các nhà đầu tư có để hỗ trợ thị trường vào thời diểm giá cổ phiếu trở nên hỗn loạn trước những yếu tố cơ bản như lợi nhuận doanh nghiệp, và chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
“Các nhà đầu tư vẫn đang đặt tỷ trọng thấp với cổ phiếu và các dấu hiệu của tâm lý tự mãn chỉ xuất hiện ở các momentum traders(*)”, theo các chiến lược gia JPMorgan, đứng đầu là Nikolaos Panigirtzoglou cho biết trong một ghi chú. “Vẫn còn cơ hội cho các nhà đầu tư để tăng tỷ trọng phân bổ cổ phiếu.”
JPMorgan cho biết tỷ trọng cổ phiếu của những nhà đầu tư phi ngân hàng – một nhóm bao gồm hộ gia đình, quỹ hưu trí, quỹ tài trợ và các quỹ đầu tư chính phủ - có khả năng sẽ tăng lên mức 49% vào năm tới, trong bối cảnh lãi suất thấp và thanh khoản cao. Hiện tại, tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ bởi nhóm này đang ở mức 40%.
Chỉ cần hỏi John Roe, người đứng đầu các quỹ tài sản hỗn hợp tại Legal & General Investment Management. Anh ấy bắt đầu mua thêm cổ phiếu gần đây sau khi nhận thấy những cơ hội trên thị trường. Nhà đầu tư này được củng cố niềm tin khi các đợt tăng giá tiếp tục đẩy giá cổ phiếu tăng cao và thu hút thêm những nhiều người mua, nhưng anh ấy cần xem xét lại những quan ngại về những thiệt hại mà đại dịch gây ra cho nền kinh tế.
“Động lực tự củng cố của thị trường cổ phiếu khiến chúng tôi lo lắng.” Roe cho biết. “Thật khó khăn khi chúng ta thấy những yếu tố cơ bản đều tiêu cực và nghĩ đến việc những rủi ro đó đang bị đánh giá thấp.”
Một dấu hiệu khác của tâm lý thận trọng: Các nhà đầu tư đang bán khống thị trường, vì thế có khả năng cổ phiếu tăng khi họ đóng vị thế short bằng cách mở vị thế bù trừ (long).
Các quỹ đầu cơ đã tạo ra một vị thế bán khống ròng S&P 500 futures lớn nhất kể từ 2015, theo dữ liệu của cơ quan quản lý. Nhu cầu short tại quỹ ETF lớn nhất thế giới vẫn đang ở gần mức cao nhất vào tháng Ba, theo dữ liệu của Markit.
Đối với các nhà đầu tư cá nhân và tương tự, khẩu vị rủi ro đang dần phục hồi trở lại.
Theo số liệu của EPFR Global được trích dẫn bởi Bank of America cho thấy chứng khoán và quỹ tín dụng của Hoa Kỳ đã ghi nhận dòng tiền mạnh hơn trong tuần vào thứ Tư rồi. Đồng thời dòng tiền vào các quỹ bị chậm lại và tiền rút khỏi danh mục mua trái phiếu chính phủ lần đầu tiên trong vòng 6 tuần.
Như các chiến lược gia của ngân hàng do Micheal Hartnett dẫn đầu, nhận định ngắn gọn: “Vị thế vẫn đang là bearish, nhưng chính sách lại bullish.”
Vậy ai đang mua vào cổ phiếu? Câu trả lời là một số quỹ đầu tư định lượng. Các momentum trader, các CTA(**) là những bên mua nhiều nhất trên thị trường, theo JPMorgan.
Theo ước tính, tín hiệu động lượng của chứng khoán Mỹ đã trở lại mức cao. Lần gần nhất tín hiệu quá mua này ở mức cao như thế này là đầu năm nay, ngay trước khi cổ phiếu giảm mạnh. Mặc dù vậy, việc chốt lãi của các momentum trader sẽ không làm trật bánh của một thị trường giá lên, các chiến lược gia JPMorgan cho biết, trong điều kiện tỷ trọng cổ phiếu thấp trong danh mục của các nhà đầu tư khác.
Đối với các nhà đầu tư định lượng, Nomura Securities cho biết các quỹ kiểm soát biến động tại Mỹ, nhắm tới một mức dao động giá cụ thể - đã đổ tiền vào cổ phiếu khi thị trường hạ nhiệt.
Tóm lại, S&P 500 đang giao dịch ở mức cao nhất trong 2 thập kỷ và cổ phiếu có vẻ đang được định giá quá cao, nhưng chỉ có một số ít nhà đầu tư thực sự đổ tiền vào thị trường.
(*): Momentum trader: Các trader giao dịch theo trường phái "momentum": Tận dụng những biến động ngắn hạn của thị trường để mua tài sản khi giá của tài sản đó đang trong xu hướng tăng, bán tài sản khi cảm thấy động lực tăng giá không còn nữa.
(**): CTA (Commodity trading advisor): Là người hay tổ chức tư vấn việc mua bán các hợp đồng phái sinh trên thị trường