JPMorgan: Không thể bỏ qua thị trường Trung Quốc, "phải kinh doanh ở đó"

JPMorgan: Không thể bỏ qua thị trường Trung Quốc, "phải kinh doanh ở đó"

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

13:17 23/05/2024

Giám đốc điều hành JPMorgan khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Sjoerd Leenart, cho biết hôm thứ Năm rằng thị trường Trung Quốc quá lớn để để nhà đầu tư có thể bỏ qua, đồng thời cho biết thêm rằng nước này đã nổi lên như một cường quốc thứ hai trên thế giới.

Leenart chia sẻ với Sri Jegarajah của CNBC tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu thường niên lần thứ 20 ở Thượng Hải: Các công ty quốc tế vẫn đang đầu tư vào cường quốc kinh tế này và “đó là một nơi cực kỳ quan trọng”.

Xét về sức mua, Trung Quốc hiện chiếm 19% GDP toàn cầu và 48% GDP của châu Á.

“Bạn không thể bỏ qua Trung Quốc, bạn phải kinh doanh ở đó, ngay cả khi bạn quyết định không kinh doanh ở đó, bạn cần hiểu chuyện gì đang xảy ra ở đó”, Leenart chia sẻ và cho biết thêm rằng những gì xảy ra ở Trung Quốc “ảnh hưởng đến mọi ngành công nghiệp trên thế giới”.

JPMorgan cho rằng Trung Quốc là ‘địa điểm cực kỳ quan trọng’ và không thể bỏ qua do Trung Quốc có mối liên hệ rộng rãi với khu vực, Leenart nhấn mạnh rằng cần phải có “hoạt động tốt” ở Trung Quốc để hoạt động về ngân hàng đầu tư phát triển mạnh mẽ.

Ông chia sẻ: “Ngân hàng ở châu Á cũng không bao giờ hoạt động hết công suất nếu Trung Quốc không hoạt động".

Tuy nhiên, nhà đầu tư đang hy vọng có thêm những tín hiệu phục hồi kinh tế để lấy lại niềm tin vào Trung Quốc, ông nói. Kinh tế Trung Quốc đã đình trệ trong vài năm qua, bị kéo xuống bởi lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn.

“Tôi nghĩ nhà đầu tư được khuyến khích bởi những dấu hiệu ban đầu,” Giám đốc điều hành JPMorgan khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Theo số liệu chính thức do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào tháng 4, nền kinh tế Trung Quốc trong quý 1 tăng trưởng nhanh hơn dự kiến. GDP trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 tăng 5.3% so với cùng kỳ năm ngoái - nhanh hơn mức tăng 5.2% trong quý 4 năm 2023 và 4.6% như dự kiến của các nhà kinh tế.

Leenart nói thêm rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm vào năm ngoái, nhưng cần phải nhìn nhận điều này trong bối cảnh FDI đã tăng trưởng trong 50 năm qua: “Mọi thị trường đều có thời điểm chững lại”.

Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 120 quốc gia. Theo tổ chức nghiên cứu Wilson Center của Mỹ, nước này vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có rất nhiều thứ để bán cho thế giới và sản phẩm đó sẽ cần thiết trên toàn thế giới,” Leenart nói và cho biết thêm rằng ông nhận thấy rất nhiều cơ hội ở Trung Quốc.

“Chúng tôi đã có mặt ở đây được 103 năm. Vì vậy, chúng tôi đã có tầm nhìn dài hạn về Trung Quốc và chúng tôi sẽ ở đây trong 100 năm tới”, ông chia sẻ.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ