JPMorgan: Putin có thể đẩy giá dầu lên 100 USD/thùng để gây áp lực cho Biden trước cuộc bầu cử
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Giá dầu gần đây đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, chủ yếu do sản lượng dầu của Mỹ sụt giảm bất ngờ, và chính phủ Nga bất ngờ chỉ định các công ty giảm sản lượng dầu trong quý II.
Lý do cho việc cắt giảm sản lượng của Nga là để đảm bảo đạt được mục tiêu sản xuất 9 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 6 theo cam kết với OPEC +, thông tin này khiến nhiều người ngạc nhiên vì Nga chưa bao giờ đề cập về việc chấp hành các cam kết OPEC+ của mình trước đó. Theo một số quan điểm, Putin có thể tạo ra áp lực kinh tế và tài chính đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, từ đó làm suy yếu sự ủng hộ cho Biden và đẩy các vấn đề nội địa của Mỹ trở thành trung tâm chú ý.
Trái ngược với mong đợi của Natasha Kaneva, chuyên gia hàng hóa JPMorgan, Nga đã cam kết vào đầu tháng 3 sẽ cắt giảm sản lượng thêm 471,000 thùng/ngày, nâng tổng sản lượng cắt giảm của nước này lên 9 triệu thùng/ngày trong tháng 6. Bà tiếp tục lưu ý rằng tại thời điểm thông báo, cam kết này được xác nhận bởi một báo cáo rằng chính phủ Nga đã chỉ định các công ty giảm sản lượng dầu trong quý II để đảm bảo họ đáp ứng mục tiêu cắt giảm là 9 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 6.
Cũng theo JPMorgan, sự thay đổi trong chiến lược dầu mỏ của Nga là đáng ngạc nhiên và theo quy luật cơ bản, hành động này có thể đẩy giá dầu Brent lên 90 USD/thùng trong tháng 4, vượt qua ngưỡng 90 USD/thùng vào tháng 5 và gần 100 USD/thùng vào tháng 9, gây áp lực lên Mỹ trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử.
Putin có thể gây khó khăn cho cơ hội tái đắc cử của Biden bằng cách đẩy dầu trở lại mức ba con số và xăng trở lại mức 4-5 USD. Thật vậy, JPMorgan cảnh báo rằng giá xăng của Mỹ có thể sẽ tăng lên 4 USD/gallon vào tháng 5, mức cao nhất kể từ mùa hè năm 2022 và có thể tăng hơn nữa bởi khả năng OPEC+ gia hạn việc cắt giảm sản lượng vào tháng 6.
Giá xăng của Mỹ
Biden chắc chắn cũng sẽ có những động thái để đối phó với vấn đề này, Kaneva cũng chỉ ra Biden cũng có nhiều biện pháp có thể giảm thiểu tác động của giá cao,ví dụ như Cơ chế tái cân bằng trong ngắn hạn. Mặc dù dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm đi đáng kể, chiến lược gia của JPMorgan cho rằng lượng dự trữ này vẫn đủ để bảo vệ nhu cầu chiến lược của quốc gia và tạo ra tấm đệm chống lại những cú sốc về giá.
Ước tính cho thấy Mỹ có đủ điều kiện để giải phóng tới 60 triệu thùng dầu thô, thúc đẩy nguồn cung thêm 0.5 triệu thùng/ngày trong bốn tháng.
Ngoài tác động tức thời, việc phá hủy nhu cầu là một biện pháp mạnh mẽ khác. JPMorgan cho rằng trong bối cảnh đồng USD mạnh và lãi suất cao, giá dầu trên 90 USD/thùng có thể gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng về nhu cầu dầu trên toàn thế giới, điển hình như trường hợp vào tháng 3-6/2022 và tháng 9-10/2023, tất cả đều dẫn đến sự suy giảm của ngành công nghiệp dầu mỏ. Giờ đây Biden sẽ có hai lựa chọn: hoặc giảm giá dầu nhưng phải trả giá bằng sự sụp đổ của thị trường và kinh tế tiếp tục suy thoái, hoặc Fed phải cắt giảm lãi suất nhưng có thể gây ra vấn đề về lạm phát vào nửa cuối năm 2024.
ZeroHedge