JPY hướng tới tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 3

JPY hướng tới tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 3

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:56 31/07/2023

JPY suy yếu trong phiên thứ Hai, kéo dài đà giảm từ cuối tuần trước sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nới lỏng chương trình kiểm soát đường cong lợi suất, nhưng nhiều khả năng đồng tiền sẽ đóng cửa tăng trong tháng 7, tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 3.

USDJPY (1M)
USDJPY (1M)

Tại Trung Quốc , dữ liệu thứ Hai cho thấy hoạt động sản xuất nước này đã giảm tháng thứ tư liên tiếp, mặc dù tâm lý đã được cải thiện trước khả năng chính phủ tung ra nhiều biện pháp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của đất nước.

USDJPY hiện tăng 0.6% lên quanh 142.00 đầu phiên u, nhưng khả năng cao sẽ chốt tháng giảm khoảng 1.4%

JPY gặp khó vào thứ Sáu khi các trader cố gắng xác định tác động của việc duy trì lãi suất âm trong khi thực hiện chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) linh hoạt hơn và nới lỏng biện pháp bảo vệ giới hạn lợi suất dài hạn khi kết thúc cuộc họp chính sách của mình.

USD chốt phiên thứ Sáu tăng 1.2% so với JPY, dù trước đó có giảm tới 1% xuống mức thấp nhất trong phiên tại 138.05.

"BOJ đã làm khó thị trường với việc thay đổi có như không chương trình YCC - về bản chất, đó là một nước đi tuyệt vời của ngân hàng trung ương và họ đã tránh được biến động khi tuyên bố nâng biên độ YCC lên -/+ 1%," Chris Weston, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Pepperstone cho biết.

"Họ đã tự cho mình tất cả sự linh hoạt mình cần trong trường hợp muốn thắt chặt chính sách trong tương lai mà không gây chấn động thị trường trái phiếu toàn cầu."

Hành động này cũng có thể gây tác động rất mạnh đối với dòng tiền toàn cầu, vì chiến lược carry trade với JPY từng rất phổ biến, nhưng giờ lại gặp phải áp lực lợi suất tăng từ Nhật Bản khi lãi suất toàn cầu có vẻ đã đạt đỉnh.

Trong khi đó, CNH tăng nhẹ và được giao dịch lần cuối ở mức 7.1470/USD, nhận hỗ trợ từ thông báo của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc về việc ban hành các biện pháp khôi phục và mở rộng tiêu dùng trong lĩnh vực ô tô, bất động sản và dịch vụ.

Cuối tuần qua, các thành phố Bắc Kinh và Thâm Quyến cũng cho biết sẽ triển khai các biện pháp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua nhà, dù không cung cấp thông tin chi tiết.

Theo chiến lược gia lãi suất Frances Cheung của OCBC, “dù việc triển khai thực tế vẫn chưa thành hiện thực, nhưng khẩu vị rủi ro vẫn duy trì tốt”.

Tâm trạng phấn chấn cũng đã hỗ trợ AUD và NZD. Hiện tại, AUDUSD tăng 0.7%, tiến sát 0.6700, còn NZD tăng 0.6% lên 0.6195.

Fed đã hoàn thành chu kỳ thắt chặt?

USD đang giảm trong tháng 7 do kỳ vọng chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed - động lực chính tạo nên sức mạnh của USD - có thể đã kết thúc sau lần thắt chặt 25 điểm cơ bản vào tuần trước.

Chỉ số DXY hiện đi ngang tại mức 101.71 nhưng đang giảm khoảng 1% trong tháng, đồng thời cũng là tháng giảm thứ 2 liên tiếp.

Dữ liệu thứ Sáu cho thấy lạm phát PCE đạt mức thấp nhất trong hơn hai năm, cùng với PCE lõi hạ nhiệt, giảm bớt áp lực lên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) tiếp tục tăng lãi suất.

Theo Chiến lược gia FX Carol Kong tại Commonwealth Bank of Australia, “tất cả các dữ liệu tiếp tục ủng hộ kịch bản hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ”.

"Trong thời gian tới, USD có thể chịu áp lực bởi kỳ vọng FOMC đã kết thúc chu kỳ thắt chặt."

EURUSD hiện đi ngang quanh 1.1020, và đang tăng khoảng 1% trong tháng. Cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu u tuần trước cũng đưa ra khả năng tạm dừng lãi suất vào tháng 9.

GBPUSD cũng đi ngang quanh 1.2856 trước thềm cuộc họp chính sách của BoE tuần này, và thị trường đang kỳ vọng các quan chức tăng lãi suất 50bp.

Theo các chuyên gia tại Barclays “ngay cả khi việc thắt chặt tiền tệ toàn cầu đã diễn ra trên diện rộng, sự phân kỳ về tăng trưởng và động lực lạm phát sẽ tạo ra một số thay đổi trong đường lối chính sách”.

"Quyết định của BoE sẽ rất khó đoán, nhưng chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo tăng 50bp.”

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ