JPY tiếp tục suy yếu sau bình luận cảnh báo thị trường FX của thống đốc BoJ
Đức Nguyễn
FX Strategist
JPY đã giảm sâu sau khi BoJ bất ngờ điều chỉnh chương trình kiểm soát đường cong lợi suất, điều sẽ được các quan chức ngân hàng trung ương chú ý sau khi Thống đốc Kazuo Ueda bất ngờ thừa nhận rằng vấn đề tiền tệ đã được xem xét trong quá trình thực hiện quyết định chính sách.
Ueda đã khiến nhiều người theo dõi BoJ bất ngờ vào tháng trước trong một cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách, khi nói rằng biến động tỷ giá là một yếu tố khiến BoJ để lợi suất trái phiếu 10 năm tăng vượt quá 0.5%.
Các nhà phân tích cho biết quan điểm đó mâu thuẫn với thông điệp trước đây từ ngân hàng trung ương nhằm nhấn mạnh rằng chính sách nội tệ hoàn toàn nằm dưới quyền Bộ Tài chính. Thông thường, ngân hàng nói rằng họ chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của việc JPY biến động mạnh gây ra đối với nền kinh tế và lạm phát.
Theo Hiroshi Miyazaki, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Mizuho Research & Technologies, “ông Ueda đã tiến thêm một bước trong việc chỉ ra mối quan tâm của BoJ đối với biến động FX. Ông đang cố gắng gửi thông điệp cảnh báo đến những người trên thị trường.”
Câu hỏi bây giờ là liệu các quyết định chính sách của BoJ có chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi biến động FX hay không. Bất chấp cảnh báo của ông Ueda, JPY đã chạm đáy 143.89 tuần trước, do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng sau khi Fitch hạ cấp tín dụng nước này.
Theo Daisuke Karakama, chuyên gia kinh tế thị trường tại Ngân hàng Mizuho, Tokyo, “tôi nghĩ nhiều người coi nhận xét của ông như một lời cảnh báo về sự suy yếu của JPY. Nhưng bằng cách trích dẫn FX như một yếu tố, Ueda có thể khiến thị trường tiếp tục gây áp lực. Thị trường có thể kiểm tra xem BoJ sẽ chịu đựng JPY yếu đến đâu.”
BoJ cho biết vào tháng trước rằng họ sẽ kiểm soát lợi suất 10 năm với “sự linh hoạt cao hơn”, cho phép vượt 0.5% và chào mua trái phiếu ở mức 1% mỗi ngày, về cơ bản tạo một mức trần mới.
Tại cuộc họp báo sau cuộc họp, ông Ueda nói rằng tác dụng phụ của YCC gây biến động cho JPY là một trong những lý do để điều chỉnh. Sau khi xác nhận rằng BoJ không có mục tiêu tỷ giá hối đoái, ông nói thêm “với tác dụng phụ của YCC và việc cần dập tắt biến động thị trường tài chính, biến động tiền tệ đã được xem xét trong quyết định hôm nay.”
Phó thống đốc Shinichi Uchida cũng nhấn mạnh quan điểm đó trong một cuộc họp báo tuần trước khi nói rằng biến động thị trường tiền tệ là “một yếu tố quan trọng” dẫn đến quyết định chính sách.
Những bình luận như vậy là lời cảnh báo đối với những người tham gia thị trường, nhưng cũng có thể thúc đẩy suy đoán điều chỉnh chính sách sau đó nếu JPY tiếp tục suy yếu.
Theo Naka Matsuzawa, chiến lược gia trưởng tại Nomura Securities Co, với mối quan với định hướng tương lai và quản trị rủi ro, cách tiếp cận chính sách tổng thể của ông Ueda tương tự như các tiêu chuẩn do các ngân hàng trung ương khác đặt ra.
Nhưng ôngJPY nói thêm rằng sự thay đổi của YCC là bất thường.
“Không thể phủ nhận rằng những kỳ vọng về thay đổi chính sách và JPY yếu có mối liên hệ chặt chẽ hơn với nhau. Sẽ khôn ngoan nếu BoJ dập tắt ngọn lửa tiềm năng này trước khi JPY yếu hơn nữa thúc đẩy kỳ vọng tăng lãi suất.”
Trong khi thị trường vẫn đang tìm hiểu ý nghĩa của chính sách hơi phức tạp của BOJ, hướng đi của JPY phụ thuộc vào cách BoJ triển khai hoạt động trên thị trường trái phiếu và lợi suất sẽ ở đâu, theo Atsushi Takeuchi, cựu trưởng vụ ngoại hối tại BoJ.
Ông Takeuchi, hiện là nhà nghiên cứu chính tại Viện Kinh doanh và Bền vững Ricoh, nói thêm rằng “BoJ luôn chú ý đến thị trường tiền tệ. Họ chỉ thể hiện rõ lập trường lâu nay của mình rằng họ không muốn đột ngột nghiêng về bên nào, vì điều đó sẽ gây cản trở cho các doanh nghiệp và hộ gia đình và trở thành mối quan tâm chính trị.”
Cho đến nay, ngân hàng trung ương đã can thiệp vào thị trường hai lần vào tuần trước để hạn chế đà tăng của lợi suất.
Ông Miyazaki (Mizuho Research) cho biết BoJ chỉ có thể cho phép lợi suất 10 năm tăng lên khoảng 0.7% để thu hẹp chênh lệch lãi suất. Các chính trị gia và quan chức chính phủ sẽ không chấp nhận bất kỳ mức nào cao hơn đó, do chi phí chi tiêu tài khóa sẽ tăng mạnh.
Tại Nhật Bản, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về tỷ giá hối đoái và việc can thiệp tiền tệ đều do Bộ trưởng Tài chính quyết định. BoJ thực hiện thay mặt cho Bộ. Sau các đợt can thiệp vào mùa thu năm ngoái để hỗ trợ JPY, sự suy yếu đáng kể có khả năng thúc đẩy đồn đoán về việc chính quyền ra tay.
“Tôi không nghĩ điều đó có khả năng xảy ra, nhưng nếu JPY không ngừng giảm ngay cả khi lợi suất đạt khoảng 0.7%, thì sẽ đến lượt bộ tài chính vào cuộc,” ông Miyazaki nói.
Bloomberg