Kamala Harris nên tránh xa Bidenomics

Kamala Harris nên tránh xa Bidenomics

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

08:48 21/08/2024

Chủ nghĩa bảo hộ chi tiêu cao của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden là chính sách tồi và thậm chí còn là một quân bài chính trị tệ

Việc rút lui khỏi cuộc tranh cử Tổng thống 2024 của Joe Biden chỉ có một điểm đáng lưu ý. Đó là chủ nghĩa bảo hộ chi tiêu cao của ông - "Bidenomics" có tiếp tục được duy trì. Nếu không có gì có giá trị gì khác để đảm bảo chiến thắng trước Donald Trump, thì sẽ mất một thời gian trước khi đảng Dân chủ lại chỉ trích thương mại và thị trường như một con đường tắt để bỏ phiếu.

Dù sao thì họ cũng nên ngừng làm như vậy. 60% người Mỹ muốn Kamala Harris xóa bỏ nền tảng kinh tế của Biden hoặc thay đổi nó một cách đáng kể. Tăng trưởng tiền lương đã vượt xa lạm phát trong hầu hết nhiệm kỳ của Trump. Dưới thời Biden, mọi thứ không nhất quán như vậy cho đến năm 2023.Biden có thể đổ lỗi cho một vài lý do chẳng hạn như đại dịch toàn cầu và chiến tranh. Nhưng các dự luật chi tiêu của ông lại liên quan đến việc giá cả tăng cao hơn nhiều so với các nhà lãnh đạo thế giới khác trong giai đoạn này. Đó là lý do đủ để Harris phải tránh xa Bidennomics

Ngay cả khi lạm phát không bao giờ tăng vọt, Bidenomics vẫn có thể là một gánh nặng chính trị. Để hiểu lý do tại sao, chúng ta nên quay lại một số châm ngôn chính trị mà đảng Dân chủ đã đưa ra vào những năm 1990.

Đây là một ví dụ. Các chính sách được ưa chuộng theo cách riêng của chúng có thể không được ưa chuộng khi kết hợp lại. Một tấm séc gửi qua thư từ chính phủ liên bang là một niềm vui, một tấm séc cộng với một khoản chi tiêu xa xỉ cho cơ sở hạ tầng, một cuộc chiến chống lại sự thổi giá của các công ty hay một cuộc hạ bệ các công ty Big Tech chưa chắc đã hoạt động hiệu quả khi kết hợp với nhau. Cái các cử tri cần là một bản hòa âm hay, không phải riêng lẻ từng nốt nhạc. Nếu không, chính trị sẽ dễ dàng một cách vô lý: chỉ cần xếp chồng các ý tưởng làm hài lòng đám đông lên nhau.

Thứ hai, điều quan trọng là ai đề xuất điều gì. Đảng Cộng hòa có thể có được sự ủng hộ vì cử tri tin tưởng một đảng cánh hữu không quá giáo điều hoặc có sự thù địch giai cấp đối với người giàu. Harris có thể và nên cứng rắn hơn mà không làm mất lòng cử tri dao động.

Gộp các yếu tố này lại với nhau, Bidenomics sẽ gặp rắc rối trong chiến dịch bầu cử ở bất kỳ thời đại nào, ngoại trừ thời đại mà cử tri khao khát một nhà nước can thiệp. Và đây là cốt lõi. Chúng ta có đang sống trong thời đại như vậy không? Năm 2020 có phải là bước ngoặt sang cánh tả trong sự đồng thuận của công chúng, vì năm 1979-80 theo hướng ngược lại không? Đại dịch có làm lộ ra sự thất vọng đã tồn tại từ trước với “chủ nghĩa tân tự do” không? Nếu vậy, Harris nên cam kết tiếp tục dự án của Bidens.

Nhưng tôi nghi ngờ điều đó. Bước ngoặt biện chứng này luôn giống như một điều gì đó mà các nhà bình luận đã cố gắng muốn nó xảy ra. Vào đêm trước đại dịch, niềm tin kinh tế của Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất kể từ thiên niên kỷ. Xu hướng chính trị trên toàn thế giới là chống lại những người đương nhiệm, không phải chống lại chương trình này hay chương trình kia. Và ít kỷ nguyên nào có bản sắc ý thức hệ trong sạch. (Trên khắp thế giới giàu có, chủ nghĩa tân tự do không ngăn được chi tiêu xã hội của nhà nước cao hơn so với GDP vào năm 2005 so với năm 1980.) Nếu một nhà lãnh đạo trung tả hiểu được tâm trạng mơ hồ ngoài kia, thì đó chính là Keir Starmer, người có đủ số phiếu trong Quốc hội để đảo lộn nước Anh, nhưng biết rằng ông đã giành được chúng với tiền đề là ông không dám.

Ba lần trong thế kỷ trẻ này, những người theo chủ nghĩa tiến bộ đã cảm nhận được sự thay đổi theo hướng tả: năm 2020, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và sự kiện mà mọi người quên mất, ngày 11 tháng 9, khi chủ nghĩa anh hùng của những người lao động khu vực công được một số nơi ca ngợi là khởi đầu của một kỷ nguyên ủng hộ chính phủ. Những lời vô nghĩa về mục đích luận này đã đủ tệ đối với các chuyên gia. Một đảng tranh cử không nên dính líu đến nó.

Ngoài ra, đối với những người lao động trong ngành công nghiệp, nếu đảng Dân chủ chân thành hiểu về hoàn cảnh của họ, cũng là những người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả, thường là hàng nhập khẩu thì đây có thể là các đối tượng phù hợp để vận động hành lang, do đó mới có chiêu trò miễn thuế tiền boa cho nhân viên phục vụ. (Nevada, nơi các công đoàn khách sạn có ảnh hưởng, là một tiểu bang dao động trong năm nay.)

Trên hết, Bidenomics không có câu trả lời cho cuộc khủng hoảng đang âm ỉ của nước Mỹ: một khoản nợ công mà cả hai đảng đều muốn phớt lờ hay trợ cấp công nghiệp lớn

Nếu tôi hiểu đúng, thái độ của đảng Dân chủ như sau. Đánh bại Trump là vấn đề sống còn đối với nước Mỹ nhưng Bidenomics, mà cử tri rất không thích, là điều thiêng liêng. Và Harris có một gánh nặng là thay đổi một nửa hai điều kể trên

Bài viết trên là quan điểm của nhà báo Janan Ganesh tại Financial Times

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Bền vững, minh bạch" hay "Tập trung quyền lực" - nước Mỹ sẽ đi trên con đường nào trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Bền vững, minh bạch" hay "Tập trung quyền lực" - nước Mỹ sẽ đi trên con đường nào trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump?

Cuộc bầu cử Mỹ không chỉ là cuộc đua giữa hai đảng mà còn là cuộc đối đầu giữa các giá trị của dân chủ và chủ nghĩa tư bản. Dưới sự lãnh đạo của Trump, liệu nền kinh tế sẽ hướng tới sự bền vững và minh bạch, hay tập trung quyền lực và lợi ích cá nhân?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ