Kế hoạch kiểm soát thị trường hàng hóa của Trung Quốc sẽ thất bại?
Hữu Thăng
FX Strategist
Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc đang lo lắng về giá hàng hóa cao hơn và sẵn sàng can thiệp để giảm chi phí.
Mặc dù vị thế của quốc gia với tư cách là người mua hàng đầu thế giới mang lại cho Trung Quốc một số lợi thế, nhưng cuối cùng, họ sẽ nhận ra rằng chuỗi cung ứng rất linh hoạt và sẽ không di chuyển theo ý muốn của họ.
Dầu thô tăng trở lại hôm thứ Sáu sau khi sụt giảm vào ngày hôm trước do Trung Quốc giải phóng kho dự trữ quốc gia để kiềm chế giá nguyên liệu thô tăng. Thị trường phản ứng mạnh và giá dầu giảm xuống, nhưng động thái này không được giữ vững và cả dầu Brent và WTI đều quay trở lại mức cao nhất trong phiên.
Vấn đề của Trung Quốc là mặc dù họ có thể bán hàng dự trữ, nhưng nguồn cung của họ lại hữu hạn. Giả sử họ có kế hoạch bổ sung dự trữ nguyên liệu mà họ không sản xuất đủ trong nước, tất cả những gì họ đang làm không khác gì chuyển nhu cầu đối với các mặt hàng mới sản xuất sang tương lai. Đó là một phương pháp hiệu quả để ổn định giá trong ngắn hạn, như Hoa Kỳ đã bán lượng dầu thô chiến lược của mình, nhưng nó không phải là một cơ chế để giới hạn các thị trường giá tăng.
Bắc Kinh công bố đợt bán kim loại đầu tiên vào ngày 22/6 với 20,000 tấn đồng, 50,000 tấn nhôm và 30,000 tấn kẽm, tiếp theo là tháng 7 và tháng 9. Kể từ đó, giá đồng gần như không thay đổi, trong khi nhôm và kẽm tăng giá. Rõ ràng, những con số đó không đủ để thay đổi cân bằng thị trường một cách lớn lao.
Thời điểm bán cũng trùng với sự thay đổi nhu cầu ở phương Tây sang dịch vụ từ hàng hóa và tăng trưởng chậm lại do sự lan rộng của biến thể Delta. Đó là một dấu hiệu cho thấy lực bán hàng dự trữ không chắc là nguyên nhân khiến đà tăng giá yếu đi.
Sự can thiệp của Trung Quốc vào thị trường dầu còn kỳ lạ hơn. OPEC+ đã kiểm soát chặt giá cả (nhưng không độc quyền). Và họ có dấu hiệu muốn đẩy mạnh sản xuất khi thị trường phục hồi. Lượng dầu dự trữ của Trung Quốc sẽ đóng vai trò như thế nào trong động thái đó vẫn chưa rõ ràng.
Hoa Kỳ đi theo một cách tiếp cận truyền thống hơn với kho dự trữ của mình, bổ sung cho sự thiếu hụt khi có nhu cầu chiến lược. Nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã làm như vậy để hỗ trợ các nhà máy lọc dầu bị ảnh hưởng bởi cơn bão Ida.
Nếu mục tiêu của Bắc Kinh là ổn định giá cả hoặc giới hạn sự chênh lệch giá tại nội địa, khi giá dầu vốn đã bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa cảng và sự gián đoạn chuỗi cung ứng khác liên quan đến Covid, thì nguồn dự trữ của họ cho phép họ thực hiện điều đó. Trong một tuyên bố, Trung Quốc ám chỉ rằng hành động này là một nỗ lực nhằm giảm bớt áp lực từ đà tăng giá và ổn định thị trường trong nước.
Nhưng nếu coi đó là một công cụ lâu dài để kiểm soát giá cả, họ vẫn sẽ bị cuốn theo bàn tay vô hình của thị trường, giống như phần còn lại mà thôi.
Eddie van der Walt, Bloomberg