Kế hoạch tăng lãi suất mạnh tay của Fed sẽ thực sự giúp lạm phát suy yếu?
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Quan điểm cho rằng lãi suất cao hơn giúp dập tắt lạm phát về cơ bản là chỉ là một niềm tin dựa trên các kiến thức kinh tế lâu đời về cung và cầu.
Nhưng nó thực sự hoạt động như thế nào? Và liệu nó có hoạt động vào khoảng thời gian này, khi giá cả tăng cao, thậm chí nằm ngoài tầm với của chính sách tiền tệ thông thường?
Chính tình thế tiến thoái lưỡng nan này đã khiến Phố Wall bối rối và thị trường biến động.
Trong thời gian bình thường, Cục Dự trữ Liên bang được coi là “kỵ binh” chuyên dập tắt giá cả tăng vọt. Nhưng lần này, ngân hàng trung ương sẽ cần một số trợ giúp.
“Liệu Fed có thể tự mình giảm lạm phát không? Tôi nghĩ câu trả lời là “không”, Jim Baird, Giám đốc đầu tư tại Plante Moran Financial Advisors, cho biết. “Họ chắc chắn có thể giúp kiềm chế lực cầu bằng cách tăng lãi suất cao hơn. Nhưng nó sẽ không giúp dỡ các tàu chở container, nó sẽ không mở lại năng lực sản xuất ở Trung Quốc, nó sẽ không thuê những người lái xe tải đường dài mà chúng ta cần để vận chuyển mọi thứ trên khắp đất nước.”
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách sẽ cố gắng làm chậm nền kinh tế và giảm lạm phát.
Cách tiếp cận có hai hướng: Ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất ngắn hạn đồng thời giảm bảng cân đối kế toán hơn 8 nghìn tỷ USD trái phiếu mà ngân hàng này đã tích lũy trong nhiều năm để giúp giữ dòng tiền chảy qua nền kinh tế.
Theo kế hoạch chi tiết của Fed, quá trình những hành động giúp lạm phát giảm thấp hơn diễn ra như sau:
Lãi suất cao hơn làm cho tiền “đắt” hơn và việc vay mượn ít hấp dẫn hơn. Do đó, nhu cầu bắt kịp với nguồn cung chậm lại, vốn đã bị tụt hậu nghiêm trọng trong suốt đại dịch. Nhu cầu ít hơn có nghĩa là các thương gia sẽ phải chịu áp lực giảm giá để thu hút mọi người mua sản phẩm của họ.
Các tác động tiềm ẩn bao gồm lương thấp hơn, giá nhà tạm ngừng hoặc thậm chí giảm và sự sụt giảm đối với một thị trường chứng khoán mà cho đến nay vẫn diễn biến khá tốt khi đối mặt với lạm phát tăng vọt và hậu quả từ cuộc chiến ở Ukraine.
Trò chơi kỳ vọng
Ngoài ra còn có một yếu tố tâm lý trong “phương trình”: Lạm phát được cho là một điều gì đó như một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Khi công chúng nghĩ rằng chi phí sinh hoạt sẽ cao hơn, họ sẽ điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Các doanh nghiệp tăng giá và người lao động yêu cầu mức lương cao hơn. Chu kỳ đó lặp lại đó có thể có khả năng khiến lạm phát tăng cao hơn nữa.
Đó là lý do tại sao các quan chức Fed không chỉ quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong hơn 3 năm, mà họ còn phát biểu với giọng điệu cứng rắn về lạm phát nhằm làm giảm kỳ vọng lạm phát trong tương lai.
Các điều kiện tài chính hiện được coi là lỏng lẻo (theo tiêu chuẩn lịch sử), mặc dù sẽ ngày càng trở nên chặt chẽ hơn.
Thật vậy, có rất nhiều thứ đang thay đổi, và nỗi sợ hãi lớn nhất của các nhà hoạch định chính sách là họ sẽ khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái trước những nỗ lực nhằm hạ nhiệt lạm phát.
CNBC