"Kéo sập" đồng USD có thể thay đổi cả thế giới: trăm sự vẫn phụ thuộc vào Mỹ.

"Kéo sập" đồng USD có thể thay đổi cả thế giới: trăm sự vẫn phụ thuộc vào Mỹ.

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

17:21 03/07/2020

Theo nhận định của chuyên gia, vấn đề quan trọng hiện nay vẫn xoay quanh giá trị đồng USD và mức độ thanh khoản của đồng tiền này trên thị trường toàn cầu. Vậy thì theo chuyên gia, DXY phải ở mức độ nào thì sẽ là hợp lý trong bối cảnh hiện nay?

Phát biểu với CNBC trên chương trình ‘Squawk Box Europe’ vào thứ Hai đầu tuần, cố vấn độc lập mảng kinh tế vĩ mô ông Hugh Hendry cho biết các chương trình nới lỏng định lượng – công cụ mà các ngân hàng trung ương sử dụng để mua tài sản như trái phiếu chính phủ nhằm bơm thanh khoản vào nền kinh tế - không còn hoạt động hiệu quả nữa.

Thay vì nhắm mục tiêu trái phiếu như một hình thức kích thích kinh tế, các nhà hoạch định chính sách nên hướng sự tập trung của mình giá trị của đồng bạc xanh, ông đề xuất.

“Nếu chỉ với lỏng định lượng thì chúng ta đang bị bỏ lỡ một cái gì đó”, Hendry lập luận. “Việc Fed chỉ đơn giản là công bố hoặc mở rộng các khoản dự trữ của ngân hàng trung ương nhưng lại khiến tất cả chúng ta sợ hãi rằng họ thực sự in tiền thì đúng là một kiểu dối trá.”

Vấn đề đằng sau tất cả đó là sự thiếu hụt Dollar Mỹ trên thị trường toàn cầu, ông nói.

“Nước Mỹ đã quyết định áp đặt một tiêu chuẩn Dollar trên toàn cầu trong một vài thập kỷ, một tiêu chuẩn tiền tệ đối với phần còn lại của thế giới.”, Henry tiếp tục nói. “Nếu một thứ gì đó được định đoạt làm vua, (nhưng) nó phải cư xử đúng mực và phải cư xử như một ông hoàng thật sự. Tức là nếu bạn áp đặt một tiêu chuẩn về tiền trên thế giới, bạn phải kiên định và đảm bảo đáp ứng đủ thanh khoản. Và chính điều này sẽ thực sự là trận địa thất bại mà đồng Dollar đang trải qua.”

Hendry cho biết đà bán tháo mạnh mẽ vào tháng 3 vừa qua, thời điểm thị trường toàn cầu chao đảo trong bối cảnh lo ngại về COVID-19, một phần là do các nhà đầu tư phải bán tài sản để đổi lấy Dollar Mỹ và trả nợ.

Mặc dù vị chuyên gia này thừa nhận rằng các công cụ hoán đổi tín dụng của Fed và đồng Dollar đã thành công ở những thời điểm đó trong việc giữ ổn định cung tiền trở lại và ‘chỉ một hành động nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn’, ông vẫn đề xuất rằng cần có một cách tiếp cận khác để hỗ trợ nền kinh tế.

Về phương diện ngăn chặn những giai đoạn "sóng gió" như thế này, chẳng phải sẽ tốt hơn nếu chính phủ tập trung sự chú ý vào giá trị hợp lý của Dollar thay vì nhắm tới kiểm soát giá trái phiếu?”, Hendry nhận định.

Trong các bài nhận định gần đây, Hendry đã hàm ý rằng đồng Dollar là “bản vị vàng mới”, tức là sẽ tốt hơn nếu phá giá đồng Dollar hơn là tiếp tục tập trung vào việc triển khai các gói QE mới. Ông lập luận rằng đây sẽ là một “động lực tăng giá rất mạnh” dành cho thị trường chứng khoán.

“Khi nghiên cứu về kinh tế vĩ mô thế giới, tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta cần "kéo sập" giá trị đồng Dollar”, ông Hendry trả lời với CNBC vào thứ Hai. “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần Kho bạc chứ không phải Fed, mạnh dạn bước lên và nói với thế giới - chúng tôi sẽ hướng chỉ số DXY giảm về mức 70 hoặc thậm chí 60. Điều đó sẽ thay đổi thế giới.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ