Kết thúc một kỷ nguyên: Nhật Bản đang tiến đến "thế giới có lãi suất"

Kết thúc một kỷ nguyên: Nhật Bản đang tiến đến "thế giới có lãi suất"

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

09:16 05/08/2024

Nhật Bản đang trên bờ vực của một thế giới mới đầy thách thức — nơi mà tiền gửi ngân hàng có lãi suất 0.1% một năm.

Điều này nghe không giống như một cuộc cách mạng lớn. Nhưng ở một đất nước mà cả một thế hệ đã lớn lên với lãi suất gần bằng không, và lãi suất thế chấp dường như ngày càng rẻ hơn theo từng năm, động thái tăng mức lãi suất cho người gửi tiết kiệm của Mitsubishi UFJ Financial Group rất đặc biệt.

Động thái này theo sau đợt tăng lãi suất gây sốc của BoJ, và khi xét đến việc ngân hàng này đã cắt giảm lãi suất xuống chỉ còn 0.001% vào năm 2016, thì dễ hiểu tại sao điều đó lại quan trọng. Sự thay đổi đó chỉ là một ví dụ về cách Nhật Bản đang bước vào nơi mà nhiều nhà bình luận gọi là "thế giới có lãi suất". Bất kỳ ai dưới 40 tuổi đều không có khả năng để định hướng điều này. Nếu BoJ có thể giữ lời hứa và tiếp tục tăng lãi suất — và xét đến lịch sử ngân hàng này thường chọn thời điểm tệ nhất có thể để tăng lãi suất, thì kịch bản này liệu có khả dĩ. Nhiều điều ở đất nước này sắp thay đổi.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu Nhật Bản có thực sự sẵn sàng cho điều đó không?

Những phản ứng ban đầu rất đáng lo ngại. Trái ngược hoàn toàn với thời điểm BoJ bỏ lãi suất âm vào tháng 3, lần này USDJPY tăng mạnh và thị trường chứng khoán hoảng loạn vì nhiều người đặt câu hỏi liệu nền kinh tế có thể xử lý được lãi suất cao hơn hay không. Trên thực tế, mọi thứ cũng có vẻ khác, khi bạn bè và người thân có khoản thế chấp đang cố gắng xác định khi nào, bằng cách nào và liệu khoản tiền này có tăng hay không.

BoJ dường như nghĩ rằng những lo ngại đó sẽ qua. Ngân hàng này cho biết vào tháng 4 rằng "Nền kinh tế đang cải thiện và lãi suất tăng có thể dẫn đến cải thiện thu nhập hộ gia đình". Thống đốc Kazuo Ueda đã nhắc lại điều này trong bài phát biểu của mình vào ngày 31 tháng 7, đáp trả nhiều câu hỏi về tác động đối với người tiêu dùng.

Đúng là xét về tổng thể, các hộ gia đình có nhiều tiền gửi hơn so với số tiền họ nợ thế chấp và các khoản vay khác. Nhật Bản ít có khả năng xảy ra tình trạng khủng hoảng về lãi suất thế chấp như đã thấy ở Anh trong nhiệm kỳ ngắn hạn của Liz Truss với tư cách là thủ tướng. Nhiều biện pháp bảo vệ được áp dụng cho những người sở hữu nhà hiện tại, với mức trần để ngăn chặn tình trạng tăng đột ngột.

Tuy nhiên, tài sản không được phân bổ đồng đều — những hộ gia đình lớn tuổi, những người đã có thời gian trả hết tiền thế chấp và tích lũy, là những người giàu có về tài sản ròng; thế hệ trẻ hơn ở độ tuổi 30 và 40, những gia đình lao động có thế chấp và vay mua ô tô, nợ nhiều hơn số tiền họ có trong ngân hàng, theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu Nhật Bản. Điều đó có nghĩa là những hộ gia đình lớn tuổi và giàu có hơn sẽ được hưởng lợi không cân xứng.

Kể từ khi ông Ueda đến BoJ cách đây 15 tháng, các nhà kinh tế đã tranh luận về việc "thế giới có lãi suất" sẽ như thế nào. Có hy vọng rằng, vì giá trị của tiền giảm dần theo thời gian trong môi trường lạm phát có lãi suất dương, người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn. Điều đó sẽ rất đáng khích lệ vì họ có xu hướng tiết kiệm. Nhưng Nhật Bản thường là nơi mà các lý thuyết kinh tế trong sách giáo khoa sẽ không có hiệu quả, và có thể có các cặp vợ chồng trẻ nghèo về tài sản, vốn đã lo sợ lạm phát, sẽ thắt lưng buộc bụng và tiết kiệm để đủ khả năng trả các khoản thế chấp đắt đỏ hơn.

Một điều khác khiến các nhà kinh tế phấn khích là viễn cảnh giá nợ tăng cao sẽ có thể loại bỏ các công ty "zombie" của Nhật Bản, những doanh nghiệp không hiệu quả được duy trì bằng tiền rẻ. Điều này có thể dẫn tới sự gia tăng tình trạng phá sản trong số các công ty vừa và nhỏ đang gánh trên vai khoản nợ khổng lồ — và có lẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp chưa từng thấy kể từ đầu những năm 2000. Nhưng mọi thứ cũng đang thay đổi: Đất nước đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt lao động kinh niên, và “cái chết” của các công ty không hiệu quả có thể giải phóng nguồn lực để làm điều gì đó hữu ích hơn.

Có thể nhìn điều này theo hướng lạc quan hơn rằng tình trạng thiếu hụt lao động có nghĩa là không có thời điểm nào tốt hơn để chuyển sang một hướng đi khác. Ông Ueda lạc quan khi cho rằng, trong giai đoạn mức trần đối với khoản vay thế chấp giúp kiềm chế các khoản trả nợ tăng cao hơn, tiền lương sẽ tiếp tục tăng — nghĩa là những người sở hữu nhà sẽ giàu có hơn vào thời điểm cần phải trả các khoản nợ lớn. BoJ ngày càng tin vào chu kỳ tiền lương-giá cả, đặt niềm tin rằng, như ông Ueda đã nêu vào tháng 5, thị trường lao động thắt chặt và cú sốc từ lạm phát đã thay đổi thói quen của các công ty vĩnh viễn.

Có vẻ như những thay đổi này sẽ có tác dụng phá vỡ “cái kén” đã che chở cho một thế hệ, tạo ra một quốc gia mà để đạt được giá cả và tiền lương ổn định, tình trạng thất nghiệp và tất cả các vấn đề xã hội phần lớn đã được ngăn chặn.

Nhưng mọi thứ vẫn đang thay đổi, bất kể ông Ueda làm gì. Xã hội cũ đang dần được thay thế bởi thế hệ mới với những thái độ khác nhau đối với rủi ro và công việc, và cuộc khủng hoảng lao động khuyến khích nhiều người nhảy việc giữa các công ty. Việc quay trở lại “thế giới với lãi suất” sẽ có nghĩa là khoảng cách giàu nghèo có thể lớn hơn. Chính phủ sẽ cần phải sẵn sàng với các chính sách để giảm bớt tác động và chi tiêu hiệu quả nhất. Nhiệm vụ đó sẽ trở nên khó khăn hơn khi không còn có thể dựa vào tiền mặt giá rẻ để cấp vốn trả các khoản nợ.

Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của cựu Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda thường được coi là một canh bạc, một cú sốc sẽ làm Nhật Bản thức tỉnh. Nhưng thế giới mới này có vẻ rủi ro hơn bất kỳ điều gì ông từng làm. Điều này có thể gây sốc cho Nhật Bản theo những cách mới — bất kể đất nước này đã sẵn sàng hay chưa.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ