Khó khăn khi làm bạn với Mỹ: Thương vụ Nippon Steel và bài học từ "friendshoring"

Khó khăn khi làm bạn với Mỹ: Thương vụ Nippon Steel và bài học từ "friendshoring"

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:36 02/01/2025

Năm 2024 chứng kiến sự suy yếu của thuật ngữ “friendshoring” sau những tranh cãi và thử thách thực tế. Dù mang trong mình hy vọng về một liên minh bền vững, khái niệm này đã bị thử thách bởi các yếu tố địa chính trị và kinh tế. Mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt trong thương vụ Nippon Steel, phản ánh sự phức tạp của "tình bạn" trong chính sách đối ngoại hiện đại.

Năm 2024 đã mang đến một mùa bội thu các từ ngữ mới mẻ, phản ánh phần nào những sự kiện và xu hướng định hình năm qua. Đây là dịp để nhìn lại những từ vựng tiêu biểu, không chỉ nói lên chúng ta đã trải qua những gì mà còn cho thấy chúng ta đã thay đổi ra sao dưới tác động của năm cũ.

Song song đó, cũng có những “lời tiễn biệt” dành cho những từ ngữ dần mất đi sự tồn tại trong năm 2025 do không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Một ví dụ điển hình là “friendshoring” (chuyển chuỗi cung ứng qua các nước đồng minh). Sau 12 tháng đầy biến động và những tranh cãi xoay quanh việc Nippon Steel đấu thầu mua lại US Steel, thuật ngữ này dường như khó có thể duy trì lâu dài.

Một số ý kiến cho rằng friendshoring, dù mang tính sáng tạo nhưng không đủ bền vững vì chỉ phù hợp với những giai đoạn nhất thời. Những người khác lại cho rằng đây là một thuật ngữ được tạo ra quá dụng ý, nhằm che đậy chiến lược phân cực kiểu “đồng minh hoặc đối thủ,” nên sớm hay muộn cũng sẽ bị thay thế bởi một khái niệm thực tế hơn.

Dù vậy, friendshoring từng có thời kỳ hoàng kim, được xem như một giải pháp ngôn ngữ đối lập với xu hướng phi toàn cầu hóa, mang lại chút cảm giác gần gũi trong bối cảnh căng thẳng của Chiến tranh Lạnh 2.0. Thuật ngữ này ra đời từ những cuộc khủng hoảng và gián đoạn liên tiếp: Đầu tiên là đại dịch, sau đó là cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và hơn hết là sự đồng thuận ngày càng sâu sắc rằng mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể đảo ngược.

Đây cũng là một khái niệm gắn liền với chính quyền Biden. Năm 2022, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã sử dụng thuật ngữ này để trình bày chiến lược thương mại mới của Mỹ. Bà nhấn mạnh rằng Mỹ nên ưu tiên hợp tác với những quốc gia không gây rủi ro địa chính trị và tuân thủ các chuẩn mực, giá trị chung. Những quốc gia như Nhật Bản, dẫu không cần nhắc tên, rõ ràng là một hình mẫu lý tưởng.

Sự yếu đuối của thuật ngữ “friendshoring” nằm ở cách Mỹ định nghĩa từ “bạn bè” qua lịch sử. Trong cả chính trị ngoại giao lẫn kinh doanh, câu nói nổi tiếng được gán cho Henry Kissinger vẫn thường được nhắc đến: “Mỹ không có bạn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích.”

Chính quyền Biden đã cố gắng thay đổi góc nhìn này bằng cách củng cố các liên minh chiến lược, đồng thời gửi đi thông điệp rằng, dù nguyên tắc “không có bạn vĩnh viễn” từng đúng trong quá khứ, bạn - quốc gia X, là một ngoại lệ.

Nhật Bản là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ chiến dịch này. Tokyo hiểu rõ những điểm yếu của mình: Dân số già hóa, suy giảm, và vị trí nằm trong một khu vực đầy rủi ro. Tình bạn với Mỹ không chỉ là điều cần thiết mà còn là chiến lược sống còn. Nhật Bản cũng nhận thức được rằng, họ có thể trở thành đối tác không thể thay thế của Mỹ.

Trong khi Mỹ để mất dần vị thế trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, Nhật Bản vẫn duy trì lợi thế vượt trội. Các công ty Nhật Bản chính là những đối tác mà ngành công nghiệp Mỹ cần lúc này. Theo Andrew McDermott: Sony hiện là nhà cung cấp độc quyền cảm biến máy ảnh cho Apple, Tesla không thể vận hành mà thiếu robot Nhật Bản và gần 40% các bộ phận tiên tiến nhất của Boeing đều đến từ các nhà cung cấp Nhật.

Tuy nhiên, bất chấp mối quan hệ chiến lược đó, Nippon Steel, nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản, lại gặp vô vàn khó khăn trong việc thuyết phục Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) và Tổng thống Biden rằng họ đủ điều kiện để mua lại US Steel.

Tổng thống Biden đã công khai phản đối thỏa thuận này, trong khi CFIUS, với chín cơ quan tham gia, không thể đạt đồng thuận. Các ý kiến lo ngại rằng Nippon Steel có thể gây ra rủi ro an ninh thông qua việc cắt giảm sản xuất thép tại Mỹ, dù chỉ trên lý thuyết.

Nhiều người chỉ trích Nippon vì đã mạo hiểm theo đuổi thương vụ trị giá 15 tỷ USD trong năm bầu cử, khi ngành thép mang sức ảnh hưởng chính trị lớn. Tuy nhiên, cách đổ lỗi này bỏ qua một thực tế rằng Nhật Bản có lý do để cảm thấy họ xứng đáng được “đền đáp.”

Chính quyền Biden đã dành ba năm để nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên minh chiến lược và ý thức hệ, bằng ngôn ngữ của “tình bạn.” Nhưng đến khi đối mặt với thử thách đầu tiên, Mỹ lại để những điều kiện ngặt nghèo của mình lấn át lợi ích rõ ràng trong việc để Nippon đầu tư vào sản xuất nội địa. Và tất cả điều này xảy ra trước khi Donald Trump có cơ hội định nghĩa lại “tình bạn” của Mỹ theo phong cách riêng.

Thương vụ với Nippon có thể vẫn được thông qua, nhưng những tổn hại đối với thông điệp “tình bạn” mà Mỹ xây dựng sẽ rất lớn. Friendshoring có thể tồn tại như một ý tưởng, nhưng với tư cách một thuật ngữ, từ này quá êm đềm để chịu nổi thực tế phức tạp mà Nhật Bản vừa vạch trần.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng sẵn sàng bứt phá: Thị trường chờ động thái của Trump
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Giá vàng sẵn sàng bứt phá: Thị trường chờ động thái của Trump

Thị trường vàng thế giới đã ghi nhận diễn biến tích cực trong phiên giao dịch sáng thứ Sáu, với giá kim loại quý này tiến sát mức đỉnh cao nhất trong vòng ba tuần qua. Động lực chính đến từ sự suy yếu của đồng USD và tâm lý tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư.
Chứng khoán châu Á khởi sắc, đồng USD lập đỉnh 2 năm giữa tâm điểm lãi suất Mỹ và Donald Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Chứng khoán châu Á khởi sắc, đồng USD lập đỉnh 2 năm giữa tâm điểm lãi suất Mỹ và Donald Trump

Vượt qua giai đoạn khởi đầu ảm đạm của năm 2025, sắc xanh đã lan toả trên thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Đồng USD duy trì ở mức gần ngưỡng cao nhất 2 năm so với rổ tiền tệ chính, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại việc Mỹ duy trì lãi suất cao kéo dài.
Trung Quốc tăng mạnh nguồn vốn trái phiếu Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng năm 2025
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc tăng mạnh nguồn vốn trái phiếu Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng năm 2025

Theo thông tin từ một quan chức cơ quan kế hoạch nhà nước cho biết hôm thứ Sáu, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tăng nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ siêu dài hạn trong năm 2025 nhằm thúc đẩy đầu tư doanh nghiệp và các biện pháp kích cầu tiêu dùng, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường kích thích tài khóa để phục hồi nền kinh tế đang suy yếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ