Khôi phục ngành sản xuất: Bài toán nan giải với các ứng cử viên Tổng thống

Khôi phục ngành sản xuất: Bài toán nan giải với các ứng cử viên Tổng thống

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:36 04/10/2024

Trọng tâm chính sách đối với ngành công nghiệp đã thay đổi từ số lượng việc làm sang chất lượng việc làm. Và mặc dù các ưu đãi của liên bang quan trọng nhưng các yếu tố địa phương lại dần chiếm ưu thế

Trong thời gian gần đây, các ứng cử viên tổng thống đã tranh luận về một vấn đề quen thuộc của nước Mỹ hậu công nghiệp: cách khôi phục ngành sản xuất.

Cựu Tổng thống Donald J. Trump đã đề xuất đánh thuế cao đối với gần như tất cả hàng hóa nhập khẩu nhằm buộc các công ty nước ngoài sản xuất hàng hóa ngay tại Hoa Kỳ, một chiến lược đã không thành công trong nhiệm kỳ của ông. Ông Trump đã tuyên bố gần đây rằng: “Chúng ta sẽ chiếm lĩnh các nhà máy của họ.”

Ở phía khác, dựa trên cách tiếp cận của chính quyền Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris đã hứa hẹn sẽ cung cấp các khoản tín dụng thuế và nhiều chương trình học nghề hơn nhằm củng cố các khu công nghiệp và tăng cường đầu tư phát triển các công nghệ tiên tiến, đảm bảo rằng những công nghệ này “không chỉ được phát minh ở Mỹ mà còn được sản xuất tại Mỹ.”

Thực tế là không một tổng thống nào có thể kiểm soát sự phát triển của các ngành công nghiệp một cách độc lập. Những yếu tố kinh tế lớn như suy thoáitỷ giá hối đoái thường có tác động mạnh hơn nhiều. Tuy nhiên, một số chính sách có thể thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của ngành sản xuất.

Trong bốn năm qua, các yếu tố chính sách và kinh tế đã kết hợp để bắt đầu định hình lại ngành sản xuất. Mặc dù số lượng việc làm đã không tăng trong hai năm qua, do lãi suất tăng đã kìm hãm sự phát triển và đồng USD mạnh đã làm giảm giá trị xuất khẩu, nhưng có những thay đổi về cấu trúc và địa điểm của các ngành đang diễn ra.

Tuy nhiên, có một câu hỏi cần được đặt ra: Tại sao các chính trị gia lại quan tâm đến ngành sản xuất như vậy?

Một nhà kinh tế có thể nói rằng các việc làm trong ngành sản xuất thường có giá trị cao hơn so với nhiều ngành khác. Các nhà máy thép và nhà máy ô tô thường trả lương cao hơn so với các công việc trong ngành dịch vụ như bệnh viện và khách sạn.

Thêm vào đó, sản phẩm của nhà máy được bán ra bên ngoài cộng đồng, mang lại nguồn thu nhập có thể quay vòng trong khu vực và gia tăng cơ hội việc làm. Tổng thống Biden thường vận động bằng cách hứa hẹn sẽ phát triển ngành sản xuất để khôi phục tầng lớp trung lưu.

Nhưng điều này dần trở nên không đúng. Khi các công đoàn suy yếu và ngành công nghiệp trở nên tập trung hơn, sự chênh lệch lương giữa công nhân nhà máy và những người làm việc trong các ngành khác đã giảm. Ngành sản xuất không còn là động lực phát triển như trước đây.

Tuy nhiên, ngành sản xuất vẫn rất quan trọng vì lý do khác: đảm bảo nguồn cung cho các vật liệu thiết yếu, như thiết bị quốc phòng và một số hàng hóa y tế nhất định, trong trường hợp ảnh hưởng của yếu tố địa chính trị làm gián đoạn nguồn cung từ nước ngoài.

Đó là lý do tại sao, trong thực tế, chính quyền Biden đã đầu tư vào sản xuất thiết bị bán dẫn và năng lượng sạch. Hàng trăm tỷ USD từ các khoản trợ cấp mới cũng đi kèm với những khuyến khích để tạo ra việc làm có tổ chức với mức lương và phúc lợi tốt, vì việc tạo ra việc làm không phải là mục tiêu hàng đầu.

“Chính sách công nghiệp nên tập trung nhiều hơn vào chất lượng công việc thay vì số lượng công việc, vì vậy bạn đã thấy sự thay đổi trong chính sách trong vài năm trở lại đây,” ông Todd Tucker, giám đốc chương trình chính sách công nghiệp và thương mại tại Viện Roosevelt, một tổ chức tư vấn gần gũi với Nhà Trắng hiện tại, đã chia sẻ.

Các công ty tư nhân đã phản ứng tích cực với Đạo luật Giảm lạm phát và Đạo luật CHIPS và Khoa học, họ đã đầu tư 89 tỷ USD vào sản xuất năng lượng sạch và cam kết 400 tỷ USD cho các nhà máy bán dẫn mới. Kể từ mùa thu năm 2022, các khoản đầu tư này chưa tạo ra đủ việc làm để bù đắp cho những mất mát trong các lĩnh vực sản xuất khác. Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy các nguồn đầu tư đang hướng đến các lĩnh vực có ít nhà tuyển dụng ổn định sau nhiều năm tự động hóa và chuyển việc làm ra nước ngoài, theo phân tích của Viện Brookings.

Chính quyền Biden đã thúc đẩy xu hướng này bằng cách liên kết đầu tư khoảng 80 tỷ USD trong các khu vực đã bị thoái hóa vốn. Tuy nhiên, những yếu tố từ khu vực tư nhân cũng đang thúc đẩy các xu hướng này, khi các công ty muốn giảm thiểu rủi ro bằng cách kéo gần các chuỗi cung ứng đến với khách hàng ở Mỹ, và cần có nguồn nhân lực cùng với diện tích đất đủ lớn để thực hiện điều này.

Sản lượng bán dẫn và các linh kiện điện tử khác trong nước đã tăng 30 % kể từ đầu năm 2020.


Tỷ lệ thay đổi việc làm kể từ tháng 1/2020

Các tư vấn viên hỗ trợ các công ty tìm kiếm địa điểm mới thường có cái nhìn sâu sắc về các yếu tố quyết định trong quá trình này. Dù các ưu đãi từ chính phủ liên bang rất quan trọng, các yếu tố địa phương lại có vai trò quan trọng hơn. Khi nhu cầu điện năng tăng lên, các khách hàng công nghiệp cần đảm bảo nguồn cung điện ổn định và lớn hơn, đây là một ví dụ nhỏ. Họ cũng đang ngày càng quan tâm đến các tiểu bang mà không gặp phải sự phản đối từ chính trị hoặc cộng đồng.

Sự phản đối từ chính trị hoặc cộng đồng thường phổ biến hơn ở các tiểu bang có khuynh hướng bảo thủ, nơi đã xây dựng các phòng ban chuyên trách nhằm thu hút doanh nghiệp mới thông qua các ưu đãi thuế và hỗ trợ tìm kiếm địa điểm, và kết quả là việc làm đã chuyển dịch theo hướng này. Nhưng có một yếu tố không liên quan nhiều đến chính trị: nơi người dân sinh sống.

Mặc dù các chính trị gia thường quảng bá về số lượng việc làm mà một dự án sản xuất tạo ra, nhưng các công ty ngày càng gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng. Các tiểu bang ở miền Nam (Sun Belt) đã thu hút nhiều cư dân trong những năm gần đây nhờ vào chi phí sinh hoạt thấp hơn, và các nhà sản xuất đã nhận thấy điều này.

“Thay vì các công ty chọn địa điểm dựa trên tất cả các yêu cầu khác, với giả định rằng công nhân sẽ đến với họ, giờ đây các công ty bắt đầu từ giả định: nơi nào có công nhân?” bà Didi Caldwell, chủ tịch và giám đốc điều hành của Global Location Strategies, chia sẻ.

Cơ sở việc làm trong ngành sản xuất của Nevada đã tăng hơn 13% từ đầu năm 2020 đến tháng 3/2023. Một phần trong số đó có liên quan đến chính sách liên bang: ví dụ, tiểu bang đã nhận được một khoản trợ cấp từ Bộ Thương mại để phát triển lĩnh vực khai thác và tinh chế lithium, cũng như sản xuất và tái chế pin, điều này đã tạo ra một cụm ngành mới.

Tuy nhiên, sự phát triển này đã được chuẩn bị từ đầu những năm 2000, khi tiểu bang bắt đầu nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế, ngoài lĩnh vực du lịch và giải trí.

“Điều thực sự làm nổi bật Nevada là mong muốn và cách tiếp cận cởi mở: Hãy đến đây. Chúng tôi luôn chào đón bạn. Chúng tôi muốn phát triển về ngành sản xuất. Đây là lĩnh vực mà chúng tôi muốn đầu tư,” ông Tom Simpkins, giám đốc của Manufacture Nevada, một tổ chức thúc đẩy ngành công nghiệp, cho biết.

Nevada cũng đã được hưởng lợi từ mối quan hệ với California, nơi đã mất khoảng 60,000 việc làm trong ngành sản xuất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Năm 2017, Alicia Waineo đồng sáng lập Alliance North America, hay ANA, một công ty sản xuất máy phát điện di động và máy nén khí tại California. Công ty đã phát triển nhanh chóng, khi các lưới điện yếu kém làm tăng nhu cầu về điện, và họ bắt đầu tìm kiếm chỗ nhà máy có không gian lớn hơn. Nhưng tất cả những gì họ tìm thấy trong tiểu bang đều quá lớn, quá nhỏ hoặc quá đắt.

Lúc đó, môi giới của công ty đã đề xuất tìm kiếm một địa điểm tại Las Vegas, nơi mà bà Waineo chỉ liên tưởng đến ngành du lịch. "Mọi thứ hoàn toàn khác so với những gì chúng tôi mong đợi,” bà Waineo, giám đốc tài chính, cho biết. “Mọi thứ rất hợp lý. Chi phí sinh hoạt tốt hơn, và môi trường kinh doanh rất thân thiện.”

Mặc dù vẫn giữ một số kho hàng ở California, nhưng công ty đã chuyển trụ sở chính và đội ngũ điều hành đến ngay phía nam Las Vegas và mở một cơ sở sản xuất mới. Việc tuyển dụng tương đối dễ dàng, bà Waineo cho biết, “có nhiều ứng viên họ từng làm tại các sòng bạc và khách sạn, tuy nhiên nhiều người đã bị sa thải trong thời gian đại dịch.”

Cộng đồng doanh nghiệp California hiểu rõ những vấn đề này. Tiểu bang đã áp đặt các quy định môi trường có thể gây tốn kém cho các nhà sản xuất, và chi phí sinh hoạt ở đây là cao nhất cả nước.

Ông Lance Hastings là người đứng đầu Hiệp hội Sản xuất & Công nghệ California, đã thúc đẩy tiểu bang thông qua các ưu đãi thuế cho đầu tư thiết bị và nghiên cứu, phát triển một chiến lược nhằm mở rộng ngành sản xuất.

“Trong các vòng tròn chính trị, mọi người đều đang nói về ngành sản xuất,họ yêu thích, họ cần, nhưng họ lại không biết phải làm gì với ngành này,” ông Hastings nói. “Thay vì nói, họ nên hành động thực tế hơn, và thực sự hỗ trợ ngành này tốt nhất có thể.”

Trong khi đó, khi các nhà máy lớn đang được xây dựng với sự hỗ trợ của liên bang, phần còn lại của ngành sản xuất vẫn đang trong tình trạng trì trệ. Các khảo sát với giám đốc điều hành cho thấy đơn hàng đang giảm và việc sa thải đã bắt đầu, khi các công ty không còn đủ tiền mặt để trả lương cho công nhân.

Một yếu tố làm ảnh hưởng tới đầu tư đó là cuộc bầu cử. Các công ty biết rằng kết quả sẽ ảnh hưởng đến thuế, chính sách thương mại, trợ cấp và quy định, vì vậy họ đang chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử trước khi thực hiện các kế hoạch mới.

“Còn hơn một thanngs sẽ tới thời điểm then chốt, ai sẽ kiểm soát Quốc hội và Nhà Trắng,” ông Timothy Fiore, chủ tịch ủy ban kinh doanh sản xuất tại Viện Quản lý Cung ứng, cho biết. “Tôi nghĩ tình hình này sẽ kéo dài đến cuối năm.”

The New York Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Xung đột với Israel đang đưa một "Iran hạt nhân" tới gần hơn
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Xung đột với Israel đang đưa một "Iran hạt nhân" tới gần hơn

Có nhiều lý do chính đáng để Israel không tấn công chương trình hạt nhân của Iran trong đợt trả đũa sắp tới của nước này đối với Cộng hòa Hồi giáo. Tuy nhiên, logic cho một cuộc tấn công phủ đầu chưa bao giờ hấp dẫn đến vậy, chính xác là vì lý lẽ của Tehran về việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân cũng chưa bao giờ mạnh mẽ đến vậy. Điều này vốn không ổn định và nguy hiểm.
Thị trường lao động châu Âu chững lại, triển vọng việc làm không mấy lạc quan
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Thị trường lao động châu Âu chững lại, triển vọng việc làm không mấy lạc quan

Thị trường lao động khu vực đồng Euro hiện tại đang khá mạnh mẽ dựa trên dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp và báo cáo việc làm mới nhất. Tuy nhiên, các chỉ số khảo sát vào quý 3 năm 2024 cho thấy tăng trưởng việc làm gần đây đã chững lại. Dữ liệu nhìn chung chỉ ra rằng có nhiều rủi ro đối với triển vọng của thị trường lao động.
Nếu Trump đắc cử tổng thống, ngân sách các nước châu Âu sẽ rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Nếu Trump đắc cử tổng thống, ngân sách các nước châu Âu sẽ rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

Bất chấp tất cả nỗ lực, việc bảo vệ châu Âu khỏi những tác động tiềm tàng từ sự trở lại của Donald Trump trên chính trường Mỹ dường như là điều không thể. Trong khi các quốc gia như Pháp và Ý đang siết chặt chính sách tài chính và gia tăng thuế nhằm khắc phục thâm hụt ngân sách, các căng thẳng về địa chính trị và chiến tranh thương mại đang ngày càng gia tăng. Nếu Trump thắng cử, loạt thuế quan mới có thể làm rung chuyển nền kinh tế châu Âu vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại, tạo ra thách thức lớn đối với sự ổn định và tăng trưởng.
Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 2)
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 2)

Trong bối cảnh kinh tế biến động và bất ổn chính trị, tín dụng tư nhân đã nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Phần này sẽ khám phá sự gia tăng phổ biến của tín dụng tư nhân, những thách thức và cơ hội mà các nhà cho vay phải đối mặt, cùng cách họ điều chỉnh chiến lược để duy trì lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 1)
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 1)

Thị trường Mỹ đang rơi vào thế bế tắc khi cả nền kinh tế và cuộc bầu cử tổng thống đều chưa có sự đột phá rõ ràng. Với kỳ vọng cắt giảm lãi suất từ Fed và kết quả bầu cử sắp tới, giới đầu tư đang đặt nhiều kỳ vọng vào một sự đột phá để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, mọi sự vẫn chưa chắc chắn.
Kinh tế thời Biden: Kích thích quá mức hay bài học từ kỷ nguyên Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Kinh tế thời Biden: Kích thích quá mức hay bài học từ kỷ nguyên Trump?

Nhìn vào bức tranh kinh tế Hoa Kỳ gần đây, ta không khỏi ngạc nhiên trước sự tăng trưởng vượt bậc dưới thời Tổng thống Joe Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump. Cụ thể, GDP thực tế đã bứt phá với tốc độ ấn tượng 3.1% mỗi năm kể từ quý đầu tiên Biden cầm quyền, vượt xa con số 2.1% dưới thời Trump. Đây là một sự thật không thể chối cãi, dù rằng những con số này vẫn có thể thay đổi theo thời gian, khi Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục điều chỉnh và cập nhật Báo cáo Thu nhập và Sản phẩm Quốc gia.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ