Không phải giảm phát, khủng hoảng mới là nguyên nhân khiến Fed mạnh tay cắt giảm lãi suất?

Không phải giảm phát, khủng hoảng mới là nguyên nhân khiến Fed mạnh tay cắt giảm lãi suất?

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

08:59 28/06/2024

Lạm phát hạ nhiệt dự kiến ​​sẽ mang lại cho phép Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong những tháng tới. Điều chưa rõ ràng là các quan chức Fed sẽ mạnh tay đến như thế nào và có bao nhiêu đợt cắt giảm sắp diễn ra?

Lịch sử các quyết định của Fed

Trong khi các quan chức Fed dự đoán chỉ một đợt cắt giảm lãi suất 25 bps trong năm nay và dự báo 4 lần vào năm 2025, thì việc xem xét các chu kỳ gần đây cho thấy Fed chưa bao giờ nới lỏng mạnh tay đến như vậy trừ khi xảy ra khủng hoảng.

Cần một cuộc khủng hoảng để thúc đẩy Fed nới lỏng chính sách

Ngược lại, chính đại dịch Covid-19, cuộc khủng hoảng tài chính 2007-08, bong bóng Dot-com và các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, cũng như cuộc suy thoái sau Chiến tranh vùng Vịnh đã thúc đẩy các chu kỳ nới lỏng đáng chú ý nhất trong kỷ nguyên hiện đại. Các động thái khác, vào năm 2019, 2002-03, 1998 và 1995-96, là những điều chỉnh giữa chu kỳ thắt chặt với tổng cộng 75 bps mỗi đợt.

Mặc dù không thể dự đoán được tương lai nhưng rủi ro trong và ngoài nước có thể bùng phát buộc các nhà hoạch định chính sách của Fed phải thực hiện các bước nới lỏng táo bạo hơn.

Bong bóng công nghệ 2.0

Nhà hiền triết xứ Omaha, Warren Buffett, có một nguyên tắc nhỏ là khi tổng giá trị cổ phiếu của Mỹ đạt gần 200% GDP, cổ phiếu có thể đảo chiều. Tỷ lệ đó hiện ở mức 189%, được thúc đẩy bởi đà tăng đáng kinh ngạc của cổ phiếu Nvidia.

Sự biến động trong tuần này của cổ phiếu công nghệ làm nổi bật nguy cơ điều chỉnh. Nếu đợt bán tháo diễn ra, niềm tin của người tiêu dùng sẽ bị tổn hại, các điều kiện tài chính bị thắt chặt và khủng hoảng có thể lan rộng sang những bộ phận không thể đoán trước của hệ thống tài chính.

Sự bất ổn tại châu Âu

Lời kêu gọi bầu cử Quốc hội sớm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về khả năng một chính phủ cực hữu với mức chi tiêu lớn sẽ điều hành đất nước.

Các nhà phân tích tại Evercore gần đây đã cảnh báo rằng sự bất ổn chính trị ở Pháp có thể sẽ dẫn đến một giai đoạn rối loạn kéo dài ở châu Âu và cuối cùng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng mới tại Eurozone.

Nguy cơ chiến tranh

Bất kỳ sự leo thang nào nữa trong căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đều có rủi ro kép đối với Fed. Ví dụ, nếu cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah chuyển thành chiến tranh tổng lực, giá dầu có thể tăng vọt dẫn đến nguy cơ lạm phát đình trệ trong bối cảnh thời điểm tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết một cuộc chiến giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah của Lebanon sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp.

Bên cạnh đó, có khả năng cuộc chiến của Nga ở Ukraine sẽ làm đảo lộn hơn nữa chuỗi cung ứng và niềm tin.

“Cuộc chiến Ukraine - Nga và tình hình nguy cấp ở Trung Đông có thể làm gián đoạn hơn nữa dòng chảy thương mại quốc tế cũng như sự hoạt động trơn tru của chuỗi cung ứng." Bộ trưởng tài chính và lãnh đạo ngân hàng trung ương G7 đưa ra cảnh báo vào tháng trước tại Stresa, Ý.

Bất động sản thương mại

Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari tháng trước đã chỉ ra sự căng thẳng trong thị trường bất động sản thương mại, nói rằng ông dự đoán sẽ có “những khoản lỗ lớn” và những bất ngờ về cấu phần ghi nhận khoản lỗ.

Như Fed đã phát hiện vào năm 2007-2008, bất ổn ở một phần của lĩnh vực bất động sản có thể nhanh chóng lan rộng.

Cuộc chiến bầu cử

Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm cũng như đối thủ Donald Trump sẽ đối đầu trong cuộc tranh luận đầu tiên trước thềm cuộc tổng tuyển cử. Cuộc so găng sẽ giúp các nhà đầu tư có nhận định chính xác về những gì có thể sẽ là một trong những cuộc đua đến Nhà Trắng gay gắt nhất trong lịch sử. Một cuộc bầu cử bất ổn có thể khiến thị trường và người tiêu dùng lo lắng.

Nhà kinh tế Jan Hatzius tại Goldman Sachs viết trong một báo cáo gần đây gửi khách hàng cho biết đã có những dấu hiệu ban đầu về sự gia tăng bất ổn liên quan đến bầu cử, có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh

Chiến tranh thương mại

Nếu Trump giành được chiến thắng trong cuộc đua đến Nhà Trắng và thực hiện những lời đe dọa áp dụng các mức thuế quan khổng lồ trên diện rộng, bao gồm cả hàng hóa từ Trung Quốc, ngân sách hộ gia đình và các doanh nghiệp Mỹ có thể bị ảnh hưởng.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers gọi đây có thể là khởi đầu của một đợt lạm phát đình trệ, đề cập đến kịch bản lạm phát cao kết hợp với tăng trưởng kinh tế thấp.

Đối với các nhà kinh tế, những kịch bản thiên nga đen như vậy gần như không thể đưa vào dự báo lãi suất. Nhưng như lịch sử gần đây cho thấy, bong bóng vỡ, chiến tranh và dịch bệnh đã gây ra những động thái nới lỏng chính sách mạnh tay nhất.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ