Khủng hoảng tiền tệ sẽ còn kéo dài..
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Ngày mà một loạt các sự can thiệp trên toàn cầu vào thị trường nhằm ngăn chặn sức mạnh của USD sẽ không còn xa trong tương lai.
Liệu chúng ta có đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tiền tệ? Tôi nghĩ là có, tất nhiên không phải nói về việc các ngân hàng trung ương không thể duy trì một chế độ tỷ giá cố định. Lí do chủ yếu là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự, tiềm ẩn sau biến động tiền tệ mà chúng ta đang trải qua cũng như nhu cầu đầu cơ làm trầm trọng thêm sự mất giá bắt nguồn từ sự mất lòng tin vào sự lèo lái của những nhà điều hành. Với những gì đang diễn ra, ngày mà một loạt các sự can thiệp đồng thời trên toàn cầu vào thị trường nhằm ngăn chặn sức mạnh của USD sẽ không còn xa.
Vào đầu tháng 5, khi các cuộc bàn tán xôn xao về sự can thiệp để nâng giá JPY của chính quyền Nhật Bản (USD/JPY vào thời điểm này quanh mốc 130), Bloomberg đã viết rằng rủi ro thực sự đối với thị trường trong dài hạn là hiệp định Plaza mới. Lý do khá đơn giản vì những điểm tương đồng giữa thị trường đầu những năm 1980 và thị trường sau đại dịch là rất rõ ràng. Tại cả 2 thời kỳ, đồng bạc xanh đều là đồng tiền tối thượng trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (Fed) áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát cao, đẩy lãi suất lên và thu hút dòng vốn.
Điều gì đã thay đổi kể từ đó? Động lực thị trường thậm chí còn trở nên mạnh mẽ hơn. Fed vẫn cam kết ngăn chặn lạm phát thông qua các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ với biểu đồ dot-plot chỉ có xu hướng tăng trong các cuộc họp bất chấp các đợt tăng lãi suất khủng khiếp qua từng cuộc họp. Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index đã tăng gần 15% trong năm nay, tăng 20% kể từ tháng 5 năm 2021 khi FOMC lần đầu tiên công bố ý định sẽ không tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục. GBP giảm gần 16% trong 4 tháng qua, EUR giảm hơn 8%, trong khi JPY suy yếu đến mức Nhật Bản buộc phải can thiệp.
Tôi đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến trên thị trường vào tháng Năm. Khi hỏi các traders and đội ngũ sales về việc USD sẽ mạnh đến mức nào, tỷ giá của các cặp ngoại tệ chính sẽ chạm tới mức nào để có sự xuất hiện của hiệp ước Plaza 2.0, các câu trả lời tương đối sát với giá thị trường đang giao dịch hiện nay trong khi chỉ mới trôi qua được vài tháng. Chẳng có khả năng đáng tin cậy nào cho thấy EUR, GBP, CHF hay các đồng tiền quốc gia khác sẽ có ngày được giao dịch gần ngang giá với đồng bạc xanh.
Sự cố flash crash sáng nay đã khiến Đồng bảng Anh lao dốc. Ngày nay, có rất nhiều lời bàn tán rằng GBP thời gian gần đây biến động giống như một loại tiền tệ của thị trường mới nổi, nhưng đối với tôi, nó tương tự với những gì diễn ra hồi 2016. Kể từ 2016, GBP có mối tương quan chặt chẽ với EM hoặc một đồng tiền khác không có sự chênh lệch về lãi suất. Nhưng giờ đây, có một cuộc khủng hoảng niềm tin khiến mọi người sẵn sàng đầu tư sẵn sàng nhảy vào đu theo sóng, kiến GBP bốc hơi 6% chỉ trong vỏn vẹn hai ngày. GBP đã giảm vào thứ Sáu và trong suốt 30 năm qua, sự sụt giảm đột ngột này chỉ kém ngày trưng cầu dân ý về Brexit trong tháng 3 năm 2020 và một vài phiên khác trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giá trái phiếu chính phủ Anh 5 năm đang đối mặt với sự sụt giảm hàng ngày lớn nhất từ trước đến nay.
Canh bạc kinh tế của chính phủ Vương quốc Anh dường như hàm chứa chủ yếu các quyết định chính trị, như một trader nhận định. Và những quyết định như vậy sẽ gặp rất nhiều thách thức trên thị trường. Càng cần nhiều kích thích tài chính để giúp tăng trưởng, GBP càng phải đối diện với nhiều áp lực hơn, ngay cả khi đã rơi xuống mức giá thấp kỷ lục. Các đồng tiền khác cũng tương tự như vậy.
Tất nhiên, nguyên nhân không chỉ do chính sách tiền tệ, áp lực giá cả và thu nhập khả dụng thấp. Lạm phát do chi phí đẩy bắt nguồn từ đại dịch là khởi đầu của tất cả, nhưng tình hình kinh tế toàn cầu cũng sẽ khác nếu không diễn ra cuộc chiến Nga-Ukraine. Và những gì chúng ta thấy tuần trước là do ảnh hưởng rất lớn bởi cuộc họp của Fed, tuy nhiên động lực được thúc đẩy ban đầu là từ những đe dọa về chiến tranh mới nhất của Putin. Giả sử ngay cả khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới bắt kịp đà tăng lãi suất của Fed thì liệu các nhà đầu tư có quay lưng lại với USD nếu nguy cơ chiến tranh hạt nhân không còn là điều gì đó bất khả thi?
Kể từ đầu năm 2020, dường như bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Và kể từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ diễn ra, có vẻ như những tiêu cực của thị trường xảy ra thường xuyên hơn và với cường độ cao hơn. Định luật Murphy đã chiếm ưu thế. Có thể thị trường sẽ bình ổn trước khi tiến tới cuộc họp IMF-WBG vào tháng 10 nhưng sự dịch chuyển thật sự của tâm lý thị trường vẫn còn quá xa vời.
Hiện tại, hãy mong đợi một cuộc họp bất thường của Ngân hàng trung ương Anh để xoa dịu phần nào những lo lắng của thị trường. Cũng có thể kỳ vọng 1 điều tương tự ở Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, khi cuộc họp tiếp theo tới tận tháng 12 mới diễn ra. Đây là dấu hiệu của việc gây dựng lại lòng tin nhà đầu tư hay là dấu hiệu của sự hoảng loạn. Chúng ta hãy cùng chờ xem
Bloomberg