Kịch bản nào để giá dầu tăng lên 150 USD?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Gaza tác động thế nào đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Mỹ nói riêng?
Cả hai cuộc chiến đều đang diễn ra và ta có thể cảm nhận được những tác động thảm khốc. Hãy bắt đầu với cuộc chiến ở Ukraine…
Từ góc độ chiến lược, tình hình ở Ukraine giống với một phiên bản quy mô nhỏ hơn của tình hình ở châu u vào cuối năm 1944. Vào thời điểm đó, quân Đồng minh đã hoàn thành cuộc đổ bộ D-Day và giải phóng Paris.
Ở Mặt trận phía Đông, quân Nga đã tiêu diệt tổng đoàn quân Wehrmacht Đức và đang tiến qua Ba Lan về phía Berlin.
Giao tranh gay gắt vẫn còn. Quân Đồng minh phải đánh trận Bulge vào tháng 12/1944, và quân Nga gặp phải sự kháng cự gay gắt của quân Đức ở Ba Lan mặc dù họ có ưu thế về quân số, vật tư và vũ khí.
Tuy nhiên, không ai nghi ngờ rằng tình thế đã đổi chiều và nước Đức đang trên đà thất bại.
Nga đang thắng trên hai mặt trận
Tương tự như vậy, Nga rõ ràng đang đánh bại Ukraine mặc dù thực tế là vẫn còn rất nhiều cuộc giao tranh cam go. Cuộc tấn công mùa xuân của Ukraine bắt đầu vào đầu tháng 6 đã thất bại hoàn toàn.
Gần 6 tháng sau khi chiến tranh bắt đầu, Ukraina chỉ chiếm được một vài ngôi làng nhỏ mà dự kiến phải chiếm được trong vòng vài ngày đầu tiên.
Thương vong rất khủng khiếp và Ukraine giảm dần việc triệu tập thanh thiếu niên, phụ nữ và người già. Độ tuổi trung bình của một người lính Ukraine là 43.
Nga cũng đã chứng minh rằng hệ thống vũ khí của NATO không phải là loại vũ khí kỳ diệu.
Mìn, máy bay không người lái và pháo binh của Nga đã phá hủy các xe tăng Leopard và Challenger tiên tiến nhất của Đức. Mỹ đã từ chối cho Ukraine sử dụng xe tăng Abrams vì sợ chúng cũng cháy rụi trên chiến trường như những chiếc Leopard và Challenger.
Về mặt kinh tế, chiến thắng của Nga thậm chí còn rõ ràng hơn trên mặt trận quân sự.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đã thất bại trên diện rộng. Nền kinh tế Nga dự kiến sẽ tăng trưởng 5% trong quý IV/2023. Ước tính khả quan nhất cho nền kinh tế Mỹ trong quý IV là 2%, dù ta có thể kỳ vọng con số đó sẽ giảm dần.
Đồng Rúp của Nga đã chống chọi được việc Nga bị loại khỏi mạng lưới thanh toán toàn cầu; hiện chỉ giao dịch thấp hơn khoảng 25% so với thời điểm chiến tranh bắt đầu sau khi trụ vững trước USD trong 15 tháng đầu tiên của cuộc chiến. Lạm phát ở Nga vẫn thấp.
Nền kinh tế Nga đang trong chế độ chiến tranh hoàn toàn. Thậm chí còn xảy ra tình trạng thiếu lao động khi người Nga nhận việc trong các nhà máy vũ khí hoặc nhập ngũ.
Tinh thần tại Nga rất cao và tỷ lệ tán thành của tổng thống Putin là trên 80% (so sánh với tỷ lệ tán thành của Joe Biden là khoảng 37%).Về việc không được lòng dân, chủ yếu là do nhiều người phàn nàn rằng ông Putin không theo đuổi cuộc chiến một cách quyết liệt.
Trong khi đó, doanh số bán năng lượng của Nga đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Nga chỉ đơn giản là bán cho Ấn Độ và Trung Quốc bất kỳ lượng dầu khí nào mà châu u không muốn. Còn Đức đang suy thoái sâu ngay cả khi Nga bùng nổ.
Nga cũng đang chiến thắng trên mặt trận công nghệ
Công nghệ Nga đang tỏ ra vượt trội so với công nghệ phương Tây trên chiến trường. Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal đã phá hủy các hệ thống chống tên lửa Patriot của Mỹ (mỗi hệ thống trị giá khoảng 1 tỷ USD) và đã chứng tỏ là không thể ngăn cản trước hệ thống phòng không của phương Tây.
Nga cũng đã mở rộng đáng kể việc sản xuất máy bay không người lái kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Nga thậm chí còn phát triển máy bay không người lái tiên tiến được trang bị AI, cho phép phối hợp tấn công bầy đàn vào xe tăng và xe bọc thép của đối phương.
Các thiết bị gây nhiễu của Nga đã vô hiệu hóa GPS trên hệ thống pháo binh chuẩn xác HIMARS của Mỹ, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của chúng.
Những tiến bộ công nghệ của Nga không chỉ giới hạn ở vũ khí. Họ đang tiến nhanh trong các lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, hàng không, viễn thông và sản xuất robot.
Vì vậy, các lệnh trừng phạt của Mỹ không những không ngăn được Nga mà còn khiến Nga trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm với toàn bộ phương Tây.
Đã từng có những dự báo rằng lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ không chỉ thất bại trước Nga mà còn văng lại và gây tổn hại cho Mỹ.
Những dự báo đó đã đúng.
Một sai lầm kinh tế khổng lồ
Không chỉ những tiến bộ của Nga trên chiến trường và kinh tế, Mỹ có thể sắp phạm phải sai lầm kinh tế lớn nhất trong lịch sử, một sai lầm có thể đẩy nhanh quá trình tháo chạy khỏi USD và phá hủy niềm tin vào thị trường trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ.
Câu chuyện đó như sau:
Sau nhiều tuần hỗn loạn vào tháng 10, Hạ viện cuối cùng đã bầu được chủ tịch Hạ viện mới, Mike Johnson, một thành viên ôn hòa nhưng rất bảo thủ và tương đối mới đến từ Louisiana.
Ông đã có một khởi đầu thuận lợi bằng việc tách hỗ trợ tài chính cho Israel khỏi hỗ trợ cho Ukraine. Cả hai dự luật có thể được thông qua, nhưng bằng cách tách chúng ra, ông đã tránh được cái bẫy phải bỏ phiếu cho Ukraine để ủng hộ Israel.
Nhiều thành viên ủng hộ hỗ trợ Ukraine nhưng phản đối hỗ trợ Israel, và giờ đây họ có thể lên tiếng bằng những phiếu bầu riêng biệt. Tới giờ vẫn tốt.
Bây giờ Johnson đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng đến mức có thể làm rung chuyển hệ thống tài chính toàn cầu và gây ra hoảng loạn tài chính. Thật không may, sự thiếu kinh nghiệm của Johnson trong các vấn đề tiền tệ quốc tế đã khiến ông mù quáng trước những nguy hiểm.
Ngu dại
Hiện tại, Mỹ nắm giữ khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga đã bị đóng băng sau khi chiến tranh Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Phần lớn tài sản đó đến từ Ngân hàng Trung ương Nga và trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ.
Tài sản đó chưa được chuyển đổi sang quyền sở hữu của Hoa Kỳ. Chúng chỉ đơn thuần bị đóng băng và vẫn thuộc về Nga dù Nga không thể sử dụng chúng.
Giờ đây, Johnson muốn chuyển những tài sản đó sang quyền sở hữu của Mỹ và sử dụng số tiền thu được để chi trả cho cuộc chiến ở Ukraine. Johnson nói, “Sẽ là một kịch bản đẹp nếu tài trợ cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine bằng tài sản của Nga.”
Nhưng điều này có vẻ ngu dại hơn là khôn ngoan. Một hành động như vậy sẽ dẫn tới việc chính phủ Mỹ vỡ nợ vì số chứng khoán này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Nga. Các quốc gia trên thế giới sẽ lưu ý và đẩy nhanh việc bán tháo trái phiếu cũng như việc tháo chạy khỏi USD.
Điều này sẽ đẩy cao lợi suất tại Mỹ và gây tổn hại cho tất cả mọi người, từ người mua nhà đến người tiêu dùng hàng ngày. Nó sẽ khiến trái phiếu Mỹ vĩnh viễn khó bán hơn và ít được mong muốn giữ hơn.
Nó sẽ đưa ra một khoản phần bù rủi ro mới cao hơn phần bù lạm phát hiện tại. Trong kịch bản xấu nhất, nó có thể gây ra sự hoảng loạn đối với USD và khiến thị trường tháo chạy khỏi USD.
Johnson đang đùa với lửa và không biết mình đang làm gì. Hãy hy vọng ông ấy nhận được một số lời khuyên đúng đắn trước khi đi quá xa.
Kịch bản ấy đẹp, tiếc là nó không (thể) xảy ra.
Hamas và Israel
Cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza đã được kiềm chế rất tốt từ góc độ kinh tế toàn cầu, nhưng nó cũng có khả năng vượt khỏi tầm kiểm soát và làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu.
Khả năng xảy ra thảm họa kinh tế ở Gaza không phải là giao tranh ở Gaza mà là khả năng leo thang.
Israel phải đối mặt với kẻ thù mạnh gấp 10 lần Hamas dưới hình thức Hezbollah, lực lượng nằm ở Lebanon, trên biên giới phía bắc của Israel và được Iran trợ cấp rất nhiều về tiền bạc, vũ khí và tình báo.
Ngoài Hezbollah, phiến quân Houthi ở Yemen đang bắn tên lửa vào Israel. Houthi là lực lượng ủy quyền trực tiếp của Iran nhằm đe dọa Ả Rập Saudi, nhưng cũng có khả năng đe dọa Israel.
Nếu các cuộc tấn công của Hezbollah và Houthi vào Israel leo thang, Israel sẽ không ngần ngại phản ứng với hai nhóm đó. Họ có thể tiến hành tấn công vào chính Iran, đi sâu vào gốc rễ của vấn đề. Khi đó, Iran có thể bắn tên lửa vào Israel và đóng cửa eo biển Hormuz.
Giá dầu $150
Để lường trước điều đó, Mỹ đã điều động hai nhóm tác chiến tàu sân bay tới Đông Địa Trung Hải và một tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio ở Biển Đỏ, để ngăn chặn Iran tấn công Israel, nhưng chúng có thể được sử dụng để tấn công Iran nếu chiến tranh leo thang.
Nga đang đứng bên lề và sẽ hỗ trợ Iran nếu cần thiết.
Ả Rập Saudi và Qatar, hai trong số những nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, bị kẹt ở giữa.
Nếu những kịch bản leo thang đó diễn ra dù chỉ một phần, giá dầu có thể tăng lên tới 150 USD/thùng hoặc cao hơn. Điều đó sẽ khiến Mỹ và Tây u rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ hơn năm 2008 và cú sốc dầu mỏ trước đó vào năm 1974.
Trong cuộc suy thoái năm 1974, chỉ số Dow Jones giảm 45%. Điều đó tương đương với việc Dow Jones giảm hơn 15,000 điểm so với mức hiện tại.
Kịch bản này không chắc sẽ xảy ra nhưng cũng không thể loại trừ.
Đây là thời điểm tốt để giảm vị thế với cổ phiếu, giữ nhiều tiền mặt và sở hữu vàng và bạc vật chất.
ZeroHedge