Kinh tế Mỹ đón "song hỷ": Tăng trưởng mạnh mẽ, lạm phát hạ nhiệt

Kinh tế Mỹ đón "song hỷ": Tăng trưởng mạnh mẽ, lạm phát hạ nhiệt

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

14:04 25/07/2024

Nền kinh tế Mỹ đang cho thấy dấu hiệu hồi phục trong quý 2, với hai động lực chính: người tiêu dùng vẫn duy trì mức chi tiêu ổn định và các doanh nghiệp đẩy mạnh tích trữ hàng hóa. Mặc dù vậy, nhịp độ tăng trưởng này chưa đủ mạnh để thay đổi kỳ vọng của giới đầu tư về việc Fed sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 9 tới.

Báo cáo sơ bộ về GDP quý 2 của Bộ Thương mại dự kiến công bố vào thứ Năm dự kiến cho thấy lạm phát đã giảm đáng kể trong quý vừa qua, với tất cả các chỉ số đều dưới 3%. Đây là tin tốt cho các quan chức Fed trước cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào tuần tới.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát được thực hiện trước khi có dữ liệu chỉ báo sớm vào thứ Tư, cho thấy thâm hụt thương mại hàng hóa thu hẹp trong tháng 6, hàng tồn kho bán lẻ và bán buôn tăng. Dữ liệu này đã khiến Fed Atlanta điều chỉnh ước tính GDP quý 2 xuống 2.6% từ mức 2.7%.

Nền kinh tế đã tăng trưởng ở mức 1.4% trong quý 1. Tuy vậy, tăng trưởng vẫn còn chậm hơn đáng kể so với mức 4.2% trong nửa cuối năm ngoái.

Chi tiêu tiêu dùng dự kiến đã tăng khoảng 2.0% sau khi chậm lại ở mức 1.5% trong quý đầu năm. Phần lớn sự gia tăng trong chi tiêu xảy ra vào tháng 6.

Các doanh nghiệp đã tăng cường tích trữ hàng hóa. Theo các nhà kinh tế, việc này có thể đóng góp ít nhất 1% vào sự tăng trưởng GDP. Đây là một tín hiệu tích cực, bởi trong hai quý liên tiếp trước đó, lượng hàng tồn kho đã gây áp lực tới đà tăng trưởng. Bất chấp hàng tồn kho được dự đoán sẽ thúc đẩy nền kinh tế, các nhà phân tích vẫn ước tính nhu cầu tiêu dùng trong nước chỉ tăng khoảng 2.4%.

Sự tăng trưởng GDP dự kiến là tín hiệu tốt cho việc tăng năng suất, làm chậm tốc độ tăng lương và áp lực giá cả. Chỉ số PCE, không bao gồm thành phần thực phẩm và năng lượng biến động, dự kiến tăng ở mức 2.7% sau khi tăng vọt ở mức 3.7% trong quý 1.

Chỉ số PCE lõi, loại trừ thực phẩm và năng lượng, là một trong những thước đo lạm phát ưa thích của Fed nhằm theo dõi mục tiêu 2%.

"Lạm phát có thể là chủ đề nổi bật hơn cả con số tăng trưởng thực tế," Dan North, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Allianz Trade North America nhận định.

Fed đã giữ nguyên lãi suất qua đêm ở mức 5.25% - 5.50% trong một năm qua. Kể từ năm 2022, cơ quan này đã nâng lãi suất lên 525 bps. Sự hạ nhiệt của lạm phát, cùng với thị trường lao động ổn định, sẽ tăng kỳ vọng của thị trường tài chính về ba đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, bắt đầu từ tháng 9.

Dự báo cho thấy đầu tư vào thiết bị của doanh nghiệp đã tăng nhanh sau mức tăng trưởng ảm đạm trong quý đầu tiên. Chi tiêu chính phủ cũng được kỳ vọng đóng góp vào sự phát triển. Tuy nhiên, thương mại có thể làm giảm tăng trưởng do xuất khẩu suy yếu giữa nhu cầu toàn cầu chậm lại và USD tăng mạnh.

Pantheon Macroeconomics ước tính thâm hụt thương mại có thể làm giảm tới 1.4 bps GDP, mức ảnh hưởng lớn nhất trong hơn hai năm. Tác động này có thể được bù đắp bởi sự gia tăng hàng tồn kho. Lãi suất thế chấp tăng vọt vào mùa xuân có thể đã cản trở sự phục hồi của thị trường nhà ở.

Đầu tư bất động sản, bao gồm xây dựng và bán nhà, dự kiến sẽ giảm sau khi đạt mức tăng trưởng hai con số trong quý đầu tiên.

Mặc dù kinh tế dự báo sẽ khởi sắc, triển vọng cho nửa cuối năm vẫn chưa rõ ràng. Thị trường lao động đang chững lại, có thể ảnh hưởng đến mức tăng lương. Tỷ lệ tiết kiệm hiện nay thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước đại dịch và các chuyên gia cho rằng tác động của việc tăng lãi suất của Fed vẫn chưa bộc lộ hết. Doanh thu của chính quyền tiểu bang và địa phương cũng đang suy giảm, có thể dẫn đến cắt giảm chi tiêu. Ngoài ra, lo ngại về thuế quan mới có thể khiến doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào tháng 11.

Tuy vậy, các chuyên gia không dự đoán một cuộc suy thoái sẽ xảy ra, nhất là khi chính sách tiền tệ được kỳ vọng sẽ nới lỏng trong năm nay.

"Những thay đổi trong lãi suất vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường mất khoảng hai năm mới bắt đầu làm chậm đà tăng trưởng GDP. Điều này cho thấy phần lớn tác động của chu kỳ tăng lãi suất của Fed, vốn mới kết thúc chỉ 12 tháng trước, vẫn còn ở phía trước," Ian Shepherdson, chuyên gia kinh tế tại Pantheon Macroeconomics nhận xét. "Chúng tôi dự đoán tăng trưởng GDP sẽ chậm lại ở mức 1.0% đến 1.5% trong nửa cuối năm."

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Biên bản cuộc họp FOMC tháng 12: Các quan chức muốn giảm tốc độ hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biên bản cuộc họp FOMC tháng 12: Các quan chức muốn giảm tốc độ hạ lãi suất

Biên bản họp tháng 12 của Fed cho thấy các quan chức đã quyết định giảm tốc độ cắt giảm lãi suất để đối phó với rủi ro lạm phát gia tăng. Dù thị trường lao động vẫn vững vàng, các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng trước những biến động kinh tế và chính sách sắp tới từ chính quyền Trump.
Trump và nguy cơ bùng nổ chạy đua vũ khí hạt nhân toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump và nguy cơ bùng nổ chạy đua vũ khí hạt nhân toàn cầu

Nếu làm suy yếu niềm tin của các đồng minh vào sự bảo vệ từ “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ, Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể vô tình gây tổn hại nghiêm trọng đến Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT). Hệ quả là nhiều quốc gia có thể buộc phải phát triển vũ khí hạt nhân để tự vệ, đồng thời làm lung lay nền móng của một thỏa thuận quốc tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí hạt nhân suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Giá vàng lặng sóng do USD mạnh lên

Giá vàng lặng sóng do USD mạnh lên

Giá vàng gần như đi ngang trong phiên giao dịch tại châu Á vào thứ Tư, chịu áp lực từ sự phục hồi của đồng USD khi các nhà giao dịch tiếp tục lo ngại về triển vọng nới lỏng chính sách tiền tệ chậm lại trong năm 2025.
Fidelity dự báo: Các quốc gia áp dụng Bitcoin sẽ thúc đẩy tăng trưởng crypto vào năm 2025
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fidelity dự báo: Các quốc gia áp dụng Bitcoin sẽ thúc đẩy tăng trưởng crypto vào năm 2025

Fidelity Digital Assets dự báo rằng vào năm 2025, các quốc gia sẽ bắt đầu thêm Bitcoin vào dự trữ chiến lược, mở ra giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường tiền mã hóa. Các quốc gia có thể học hỏi từ Bhutan và El Salvador và tìm cách xây dựng vị trí chiến lược trong Bitcoin để đối phó với lạm phát và suy giảm giá trị tiền tệ.
S&P 500 lao dốc do lợi suất TPCP Mỹ tăng, cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

S&P 500 lao dốc do lợi suất TPCP Mỹ tăng, cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng nặng nề

Chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm mạnh vào thứ Ba, khi nhóm cổ phiếu công nghệ chịu áp lực từ việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng sau các dữ liệu kinh tế làm dấy lên lo ngại về lạm phát dai dẳng, làm giảm kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất thêm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ