Kinh tế Trung Quốc - ‘’cái gai trong mắt’’ đối với chứng khoán toàn cầu

Kinh tế Trung Quốc - ‘’cái gai trong mắt’’ đối với chứng khoán toàn cầu

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

09:11 11/03/2024

Theo Bloomberg Markets, tình trạng bất ổn kinh tế dai dẳng của Trung Quốc có nguy cơ lan rộng sang khắp các thị trường khác.

Chứng khoán toàn cầu đang đạt đỉnh nhờ khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, ‘’tiếng vang’’ xung quanh cơn sốt AI cùng tăng trưởng ở các nước như Ấn Độ và Indonesia tiếp tục duy trì đà tăng, bất chấp sự ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cụ thể ở lĩnh vực bất động sản, giảm phát dai dẳng và căng thẳng địa chính trị với Mỹ.

Redmond Wong, chiến lược gia thị trường của Saxo Capital Markets HK, cho biết: “Kinh tế Trung Quốc là một rủi ro đối với cả nền kinh tế toàn cầu”.

Suy thoái Trung Quốc - trở ngại của chứng khoán toàn cầu

Tác động của Trung Quốc đối với các nền kinh tế khác là không thể phủ nhận. Dong Chen, chiến lược gia trưởng châu Á và người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á của Pictet Wealth Management, cảnh báo rằng nước này có thể ‘’lan truyền’’ giảm phát sang phần còn lại của thế giới. Trong khi đó, chỉ số CSI 300 đang phục hồi sau ba năm sụt giảm.

Daisy Li, nhà quản lý quỹ tại EFG Asset Management, cho biết: “Các vấn đề về cấu trúc và chu kỳ mà nền kinh tế phải đối mặt vẫn đang cản trở nguồn tiền phân bổ toàn cầu từ việc bổ sung các vị thế đối với Trung Quốc”.

Nhiều người cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 5% của Trung Quốc và các biện pháp như phát hành trái phiếu chính phủ siêu dài hạn được công bố vào tuần trước trong Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vốn chỉ để xoa dịu tâm lý các nhà đầu tư quốc tế chứ thực chất đó là một điều xa vời. Ông Wong nói: “Mọi người thất vọng vì Quốc hội không giải quyết sâu sắc các vấn đề về nhà ở hoặc nợ của chính quyền địa phương.”

Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, chứng khoán Trung Quốc có khả năng rơi vào tình trạng suy thoái dai dẳng như Nhật Bản từ những năm 1990, khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách kiềm chế bong bóng tín dụng và hệ thống tài chính rơi vào khủng hoảng, làm chao đảo thị trường chứng khoán trong nhiều thập kỷ.

Nếu không có ‘’chất xúc tác’’ chính sách lớn, thị trường chứng khoán sẽ còn gặp khó. Morgan Stanley dự đoán biến động sẽ leo thang do ngân sách tài chính yếu hơn dự kiến của quốc gia báo hiệu điềm xấu cho thu nhập doanh nghiệp và các dòng vốn chảy vào lớn có thể sẽ bị hạn chế trong thời gian tới do tình trạng bất ổn vĩ mô đang diễn ra và thời điểm cắt giảm lãi suất Mỹ bị đẩy lùi.

Ông Wong cho biết: “Thị trường chứng khoán Trung Quốc phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện này. Các nhà đầu tư phải chấp nhận mức tăng trưởng thấp hơn và việc tăng phần bù rủi ro bởi sự yếu kém của thị trường. Điều này dẫn tới việc định giá cũng phải thấp hơn.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu báo cáo NFP có thể kích hoạt một sự phục hồi trên thị trường?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Liệu báo cáo NFP có thể kích hoạt một sự phục hồi trên thị trường?

Báo cáo việc làm hôm nay có thể là yếu tố then chốt, tạo ra sự biến động mạnh mẽ trên thị trường và có khả năng thúc đẩy đợt phục hồi bất ngờ dù tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng. Với dự đoán cao về rủi ro sự kiện, chỉ số biến động VIX đang ở mức quan trọng, báo hiệu khả năng biến động lớn nếu dữ liệu vượt kỳ vọng.
Mua cổ phiếu ở đỉnh - "canh bạc" hay "kim chỉ nam" cho sự thành công?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Mua cổ phiếu ở đỉnh - "canh bạc" hay "kim chỉ nam" cho sự thành công?

Mua cổ phiếu ở mức đỉnh có vẻ sai lầm, nhưng dữ liệu lịch sử lại cho thấy không hoàn toàn như vậy. Trong bối cảnh thị trường thường phục hồi sau những đợt giảm giá, việc mua vào đỉnh có thể không mang đến rủi ro lớn như tưởng tượng. Thậm chí, một số chuyên gia cho rằng việc chọn các thị trường có tính phòng thủ cao hơn, như Nhật Bản hay châu Á, có thể là chiến lược tốt ngay cả khi Mỹ đối mặt với những bất ổn trong bầu cử sắp tới.
Giằng co giữa lãi suất và nền kinh tế: Fed sẽ đưa ra quyết định nào
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Giằng co giữa lãi suất và nền kinh tế: Fed sẽ đưa ra quyết định nào

Thị trường tài chính Mỹ đang đối mặt với một tình thế khó xử: mâu thuẫn giữa lãi suất thực và điều kiện tài chính đang ngày càng gia tăng, gây khó khăn cho việc dự đoán chính sách của Fed trong thời gian tới. Liệu chính sách tiền tệ hiện tại của Mỹ là quá thắt chặt hay quá nới lỏng? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại đang nhận được những tín hiệu trái chiều.
Thị trường lao động rung chuyển: Số việc làm bất ngờ sụt giảm - Điều gì đang xảy ra?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường lao động rung chuyển: Số việc làm bất ngờ sụt giảm - Điều gì đang xảy ra?

Chúng tôi sẽ có bản phân tích chi tiết hơn về báo cáo việc làm tối nay. Tuy nhiên, thị trường đang chứng kiến những tín hiệu trái chiều đáng chú ý: báo cáo JOLTS kém khả quan ngày hôm qua đối lập với số liệu việc làm hàng tuần ấn tượng ngày hôm nay. Điều này đã tạo nên làn sóng hoang mang về những gì sẽ diễn ra vào ngày mai - một số chuyên gia dự đoán con số việc làm sẽ bùng nổ, trong khi số khác lại chuẩn bị tinh thần đón nhận một kết quả tiêu cực. Hãy cùng điểm qua những dự báo quan trọng.
Tâm lý tiêu dùng và giao dịch của Mỹ trong cuộc đua Trump - Harris đang như thế nào?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tâm lý tiêu dùng và giao dịch của Mỹ trong cuộc đua Trump - Harris đang như thế nào?

Cuộc đua Trump - Harris đang làm chao đảo thị trường tài chính. Trong bối cảnh tâm lý người tiêu dùng cải thiện nhưng còn nhiều lo ngại về lạm phát, các nhà đầu tư đang cân nhắc chiến lược cổ phiếu nào sẽ thắng thế khi chính sách kinh tế có thể đổi chiều mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ