Kỷ nguyên tiền rẻ đang kết thúc, và Fed không phải thủ phạm duy nhất

Kỷ nguyên tiền rẻ đang kết thúc, và Fed không phải thủ phạm duy nhất

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

11:43 06/11/2023

Giá quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu là gì? Giá dầu? Giá của chất bán dẫn? Giá của một chiếc Big Mac? Quan trọng hơn hết trong số này là giá trị của tiền.

Sau khi giảm trong 3 thập kỷ, lãi suất đang tăng trở lại. Phần lớn nghĩ rằng các ngân hàng trung ương ấn định giá trị của tiền. Khi nói đến việc kiểm soát trực tiếp lãi suất của Hoa Kỳ, Fed sẽ là người quyết định. Nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy. Về cơ bản, giá tiền - giống như giá của bất cứ thứ gì khác - phản ánh sự cân bằng cung cầu. Nguồn cung tiết kiệm cao hơn sẽ làm giảm lãi suất. Nhu cầu đầu tư nhiều hơn sẽ nâng lãi suất.

Đối với các chuyên gia kinh tế, giá của tiền giúp cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư trong khi vẫn giữ lạm phát ổn định còn có một tên gọi khác: “lãi suất tự nhiên”. Để hiểu tại sao khái niệm này lại là trọng tâm của việc hoạch định chính sách, hãy tưởng tượng điều gì xảy ra nếu Fed đặt lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất tự nhiên. Với tiền mất giá trị, sẽ có quá nhiều đầu tư, không đủ tiết kiệm và nền kinh tế sẽ quá nóng - dẫn đến lạm phát tăng vọt. Ngược lại, nếu Fed đặt chi phí vay cao hơn lãi suất tự nhiên, sẽ có quá nhiều tiết kiệm, không đủ đầu tư và nền kinh tế sẽ hạ nhiệt - dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Trong hơn ba thập kỷ, lãi suất ở Mỹ có xu hướng giảm. Theo ước tính điều chỉnh lạm phát, lãi suất tự nhiên của trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm từ hơn 5% vào năm 1980 xuống còn gần 2% trong thập kỷ qua.

Để tìm hiểu điều gì đã khiến lãi suất giảm và để dự báo mức lãi suất tự nhiên trong tương lai, tác giả đã xây dựng một mô hình gồm các yếu tố chính thúc đẩy cung tiết kiệm và cầu đầu tư. Bộ dữ liệu kéo dài nửa thế kỷ và 12 nền kinh tế phát triển. Kết quả cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến lãi suất tự nhiên giảm là do tăng trưởng yếu hơn. Trong những năm 1960 và 70, lực lượng lao động ngày càng tăng và năng suất tăng nhanh đồng nghĩa với việc tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là gần 4%. Tăng trưởng mạnh mẽ đã thúc đẩy đầu tư và nâng lãi suất.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-08, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm giảm xuống còn khoảng 2%. Nền kinh tế trì trệ hơn có nghĩa là sức hấp dẫn của việc đầu tư giảm đi - kéo lãi suất xuống thấp hơn.

Sự thay đổi nhân khẩu học cũng góp phần theo một cách khác. Từ những năm 1980 trở đi, khi thế hệ bùng nổ dân số bắt đầu tiết kiệm nhiều tiền hơn để nghỉ hưu, nguồn cung tiết kiệm tăng lên – tạo thêm áp lực giảm lãi suất tự nhiên.

Ngoài ra còn có sự góp mặt của các yếu tố khác. Về mặt tiết kiệm, nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh, tiết kiệm rất nhiều và chuyển số tiền tiết kiệm đó vào trái phiếu chính phủ Mỹ. Tại Mỹ, sự bất bình đẳng về thu nhập gia tăng – những người có thu nhập cao chiếm phần lớn thu nhập của Mỹ, càng làm tăng nguồn cung tiết kiệm.

Về mặt đầu tư, máy tính ngày càng rẻ hơn và mạnh hơn, có nghĩa là các công ty không phải tốn quá nhiều chi phí để nâng cấp công nghệ - làm giảm nhu cầu đầu tư và kéo lãi suất tự nhiên xuống thấp hơn.

Đối với nền kinh tế Mỹ, sự sụt giảm trong giá của tiền đó đã gây ra những hậu quả sâu sắc. Lãi suất thấp hơn có nghĩa là các hộ gia đình có thể nhận gói thế chấp lớn hơn. Có rất nhiều lý do đằng sau cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lãi suất giảm là một trong số đó.

Tiền mất giá trị có nghĩa là ngay cả khi nợ liên bang của Mỹ tăng gần gấp ba, từ 33% GDP vào đầu thế kỷ lên gần 100% hiện nay, lãi suất cho khoản nợ đó vẫn ở mức thấp, cho phép chính phủ tiếp tục chi tiêu cho giáo dục, cơ sở hạ tầng và quân đội.

Đối với Fed, lãi suất tự nhiên thấp hơn đồng nghĩa với việc có ít dư địa để cắt giảm lãi suất trong thời kỳ suy thoái, dẫn đến nhiều lo ngại về tính hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Một số lực đẩy giá tiền xuống thấp đang đảo chiều.

Nhân khẩu học đang thay đổi. Thế hệ bùng nổ dân số góp phần làm giảm lãi suất đang rời khỏi lực lượng lao động - dẫn đến nguồn tiết kiệm ít đi. Mối quan hệ rạn nứt giữa Washington và Bắc Kinh, và sự tái cân bằng của nền kinh tế Trung Quốc, đồng nghĩa với việc dòng tiền tiết kiệm của Trung Quốc đổ vào trái phiếu chính phủ Mỹ đã chấm dứt.

Nợ công Mỹ tăng mạnh do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch Covid đã làm gia tăng cạnh tranh tiết kiệm và chính phủ đã bỏ ngỏ các biện pháp thông qua Đạo luật Giảm lạm phát. Nợ tăng tạo áp lực lên chi phí vay dài hạn.

Lãi suất tự nhiên sẽ tăng bao nhiêu? Mô hình của các tác giả dự báo mức tăng khoảng 1% từ đáy 1.7% vào giữa những năm 2010 lên 2.7% vào năm 2050. Về mặt danh nghĩa, điều đó có nghĩa là lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm có thể ở trong khoảng 4.5% đến 5%.

Nếu chính phủ không quản lý một cách hợp lý, thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục ở mức cao. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ cần sự đầu tư lớn. BloombergNEF ước tính việc xây dựng mạng lưới năng lượng để đạt được lượng khí thải carbon bằng 0 sẽ tiêu tốn 30 nghìn tỷ USD. Bên cạnh đó, những bước tiến về trí tuệ nhân tạo cũng như các công nghệ khác có thể giúp tăng năng suất - dẫn đến xu hướng tăng trưởng nhanh hơn.

Nợ chính phủ lớn hơn, chi tiêu nhiều hơn để chống biến đổi khí hậu và tăng trưởng nhanh hơn đều sẽ khiến lãi suất tự nhiên cao hơn. Theo ước tính, tác động tổng hợp sẽ đẩy lãi suất tự nhiên lên 4%, tương ứng với lợi suất danh nghĩa trái phiếu kỳ hạn 10 năm là khoảng 6%.

Việc lãi suất tự nhiên chuyển từ giảm sang tăng sẽ gây ra hậu quả sâu sắc cho nền kinh tế và hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Kể từ đầu những năm 1980, giá nhà ở Mỹ đã tăng vọt, trong đó lãi suất giảm là một yếu tố chính. Với chi phí đi vay hiện đang tăng cao hơn, quá trình đó có thể kết thúc. Có một câu chuyện tương tự trên thị trường chứng khoán. Kể từ đầu những năm 80, S&P 500 đã tăng vọt, một phần nhờ lãi suất thấp hơn.

Tuy nhiên, chịu thiệt hại lớn nhất có lẽ là Bộ Tài chính Mỹ. Ngay cả khi nợ không tăng thêm so với quy mô của nền kinh tế, lãi suất cao hơn sẽ khiến chi phí thanh toán nợ hàng năm tăng thêm 2% GDP vào năm 2030. Nếu trường hợp đó xảy ra vào năm ngoái, Bộ Tài chính sẽ phải trả thêm 550 tỷ USD cho các trái chủ, gấp hơn 10 lần số tiền hỗ trợ an ninh mà Mỹ đã chuyển cho Ukraine cho đến nay.

Tất nhiên, lãi suất cao hơn cũng mang lại lợi ích nhất định. Những người tiết kiệm gửi tiền vào tài khoản ngân hàng sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn và những người đầu tư vào trái phiếu sẽ nhận được lợi suất tốt hơn. Và lãi suất tự nhiên cao hơn cũng có nghĩa là - khi suy thoái xảy ra - sẽ có thêm một chút khoảng trống để Fed thắt chặt chi phí đi vay và kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, sau nhiều năm lãi suất giảm, Mỹ và thế giới cần chuẩn bị cho thay đổi.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman Sachs: S&P chạm đỉnh nhưng sự bất ổn vẫn còn đó?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Goldman Sachs: S&P chạm đỉnh nhưng sự bất ổn vẫn còn đó?

Mặc dù S&P 500 liên tục lập đỉnh mới trong năm 2024, với mức đóng cửa kỷ lục gần đây, nhà giao dịch Brian Garrett từ Goldman Sachs lại cảnh báo rằng thị trường đang tiềm ẩn một mức độ lo âu rất lớn. Khi chỉ số VIX - thước đo tâm lý thị trường - vẫn ở mức cao bất thường, câu hỏi đặt ra là liệu có điều gì ẩn giấu sau sự hưng phấn này?
Powell có đang quá "nhẹ tay" với chính sách tiền tệ?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Powell có đang quá "nhẹ tay" với chính sách tiền tệ?

Chỉ số CPI Mỹ tháng 9 vượt dự báo cả theo tháng và năm. Lạm phát toàn phần chỉ giảm nhẹ từ 2.5% xuống 2.4%, thấp hơn kỳ vọng, trong khi lạm phát lõi bất ngờ tăng từ 3.2% lên 3.3%. Báo cáo này không mang lại tín hiệu tích cực nào cho phe ủng hộ chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed.
"Cuộc khủng hoảng Repo" tiếp theo đang tới gần - Fed sẽ lại "hoảng sợ"?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Cuộc khủng hoảng Repo" tiếp theo đang tới gần - Fed sẽ lại "hoảng sợ"?

Hệ thống tài chính Mỹ đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng thanh khoản mới, khi lãi suất Repo tăng vọt và dự trữ sụt giảm đáng kể. Cựu nhà giao dịch Fed, Mark Cabana, cảnh báo tình hình hiện tại tương tự cuộc khủng hoảng Repo năm 2019 và có thể dẫn đến sự can thiệp khẩn cấp từ Fed nếu thanh khoản tiếp tục giảm sâu.
Lãi suất thế chấp thấp chưa phải là giải pháp toàn diện cho người mua nhà lần đầu ở Anh
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lãi suất thế chấp thấp chưa phải là giải pháp toàn diện cho người mua nhà lần đầu ở Anh

Dù lãi suất thế chấp thấp được kỳ vọng sẽ giúp người mua nhà lần đầu dễ dàng hơn, nhưng với các tiêu chí cho vay khắt khe của BoE, thực tế lại không hề đơn giản. Những sản phẩm thế chấp mới này có thể mang lại hy vọng, nhưng liệu chúng có đủ sức giúp người mua vượt qua rào cản tài chính và sở hữu ngôi nhà đầu tiên, hay chỉ tiềm ẩn thêm rủi ro trong dài hạn?
CPI gây bất ngờ: Khi mọi yếu tố đều góp phần vào sự tăng vọt?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

CPI gây bất ngờ: Khi mọi yếu tố đều góp phần vào sự tăng vọt?

Báo cáo CPI tháng 8 vừa qua đã vượt dự báo. Tuy nhiên, phần lớn sự vượt trội này là do sự tăng đột biến bất thường trong chỉ số giá thuê nhà tương đương của chủ sở hữu (OER). Ngoài yếu tố đó, chỉ số CPI nhìn chung vẫn ổn định - không quá khả quan, nhưng đang theo đúng hướng. Fed vẫn quyết định giảm lãi suất 50 bps, phù hợp với dự đoán trước đó rằng sự vượt trội của CPI sẽ không cản trở động thái này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ