Kỳ vọng gì từ gói tài khóa hỗ trợ hộ gia đình mới của Tổng thống Biden

Kỳ vọng gì từ gói tài khóa hỗ trợ hộ gia đình mới của Tổng thống Biden

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

17:25 28/04/2021

Kế hoạch mới của ông Biden trị giá 1.8 nghìn tỷ USD sẽ hướng tới đối tượng các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình Mỹ

Tổng thống Biden tiếp tục đề xuất gói ngân sách mới
Tổng thống Biden tiếp tục đề xuất gói ngân sách mới

Bài phát biểu đầu tiên của ông Biden trước Quốc hội Mỹ

Tổng thống Joe Biden sẽ chuẩn bị công bố kế hoạch ngân sách mới trị giá 1.8 nghìn tỷ USD nhằm tăng cường cơ hội giáo dục và chăm sóc đối với trẻ em, được tài trợ một phần bởi ngân sách từ việc tăng thuế đối với giới giàu có tại Mỹ. Đây sẽ là trọng tâm trong bài phát biểu đầu tiên của ông Biden trước cả Thượng và Hạ viện Mỹ sắp tới.

Được đặt tên là Kế hoạch Gia đình Mỹ (American Families Plan), đề xuất lớn thứ 3 này của ông Biden sẽ bao gồm 1 nghìn tỷ USD chi tiêu trực tiếp và khoảng 800 tỷ dành cho việc cắt giảm và khấu trừ thuế đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình tại Mỹ.

Kế hoạch trên dự kiến sẽ giúp miễn học phí đối với các lớp mầm non và cao đẳng cộng đồng trên toàn quốc, gia hạn quy định khấu trừ thuế đối với đối tượng có người phụ thuộc là trẻ em cho tới năm 2025 và gia hạn vô thời hạn việc khấu trừ thuế thu nhập với những người không có con với thu nhập thấp, hỗ trợ trực tiếp cho các gia đình trong chăm sóc trẻ em, tài trợ cho các chương trình đào tạo giáo viên và trợ cấp nghỉ phép gia đình.

Đề xuất trên được công bố ngay sau kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 2.25 nghìn tỷ được đưa ra Quốc hội trước đó và gói cứu trợ 1.9 nghìn tỷ mà ông Biden đã chính thức thông qua. Kết hợp lại, các biện pháp trên có thể sẽ định hình lại chính sách về thuế và phúc lợi xã hội của Mỹ khi mở rộng đối tượng được hỗ trợ bao gồm cả các hộ gia đình trên mức trung lưu và chuyển phần lớn gánh nặng về thuế cho giới giàu có.

Nhà cố vấn kỳ cựu tại Nhà Trắng Anita Dunn đã có nhận định rằng "Tổng thống đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng rằng hệ thống thuế của nước Mỹ đã đổ vỡ khi một nhà quản lý quỹ với thu nhập hàng triệu đô-la lại chịu mức thuế suất thấp hơn so với chính những người quản gia tại tư trang của mình. Và ông Biden sẽ tiến từng bước để giải quyết sự bất công này trong các quy định thuế hiện tại."

Nhìn một cách tổng thể, những động thái trên thể hiện nỗ lực của ông Biden sau hơn 100 ngày trên cương vị Tổng thống. Được kỳ vọng sẽ đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19 sau nhậm chức, ông Biden hiện đang sử dụng quyền lực của mình để định hình lại hướng đi cho nền kinh tế cũng như cuộc sống của tầng lớp trung lưu.

Theo như thống kê từ Nhà Trắng.Việc gia hạn vô thời hạn chính sách khấu trừ thuế thu nhập sẽ giúp ích cho khoảng 17 triệu lao động thu nhập thấp tại Mỹ, đồng thời chính sách khấu trừ thuế đối với đối tượng có người phụ thuộc là trẻ em sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 66 triệu trẻ em trên toàn quốc.

Kế hoạch tăng thuế của ông Biden được đề xuất trước đó bao gồm việc tăng thuế suất đối với top những người thu nhập cao nhất trở lại mức 39.6%, thay đổi cơ chế đối với thu nhập từ đầu tư để giảm lợi thế đối với giới giàu có, và tăng cường ngân sách cho cơ quan thuế trong việc truy thu thuế và kiểm toán đối với giới siêu giàu. Mặc dù vậy, khả năng được Quốc hội thông qua của kế hoạch trên vẫn là mong manh bởi đảng Dân chủ hiện chỉ có lợi thế tối thiểu tại Thượng viện so với đảng Cộng hòa khi Phó Tổng thống Harris đang nắm giữ vị trí chủ tịch.

Một kế hoạch dành cho tương lai

Phó chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế quốc gia David Kamin miêu tả đề xuất mới nhất của ông Biden như một kế hoạch dành cho thế hệ tương lai của nước Mỹ. "Đã có những bằng chứng rõ ràng về việc trẻ em sẽ là những người hưởng lợi chính từ những chính sách như khấu trừ thuế đối với đối tượng có người phụ thuộc là trẻ em", ông Kamin phát biểu trong một bài phỏng vấn.

Ông Biden sẽ vạch ra chi tiết kế hoạch của mình trong bài phát biểu vào 9h tối Thứ 4 theo giờ Mỹ, cùng với đó sẽ nhắc tới những thành công bước đầu trong nhiệm kỳ trong việc đẩy nhanh tốc độ triển khai vắc-xin và kiểm soát dịch bệnh. Một nguồn tin khác cho biết ông cũng sẽ đề cập tới kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu và chính sách đối ngoại, đặc biệt là quan hệ với Trung Quốc.

Tham vọng của ông Biden dự kiến sẽ phải đối mặt với nhiều trở ngại tại Quốc hội khi các đảng viên Cộng hòa đang phản đối bất cứ sự tăng thuế nào và lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell gọi kế hoạch mới nhất của vị Tổng thống là "mong ước hão huyền". Nếu không lôi kéo được bất kỳ phiếu bầu nào từ đảng Cộng hòa, ông Biden sẽ buộc phải có sự thống nhất tuyệt đối trong nội bộ đảng của mình để có thể thông qua đạo luật trên.

Một số nhà làm luật cấp tiến tại Hạ viện đã bày tỏ sự không hài lòng khi Kế hoạch Gia đình Mỹ không bao gồm việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe hay mở rộng đối tượng hưởng bảo hiểm sức khỏe.

Bài phát biểu lịch sử

Kế hoạch mới nhất không bao gồm việc tăng thuế bất động sản, một trong những cam kết tranh cử của ông Biden. Một nguồn tin cho biết, trong quá trình soạn thảo kế hoạch của ông Biden, các cố vấn tại Nhà Trắng phải đảm bảo từng điều khoản sẽ có được sự hỗ trợ từ các nhà làm luật tại Quốc hội. Điều này lý giải tại sao việc tăng thuế bất động sản đã bị loại ra.

Những người hỗ trợ cho ông Biden cũng rất cẩn trọng tránh đề cập quá nhiều về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Bất cứ một thay đổi nào cũng sẽ làm gia tăng áp lực đối với bản kế hoạch này, cùng với đó Nhà Trắng cũng lo ngại rằng vấn đề này có thể sẽ tạo ra rủi ro chính trị đối với đảng Dân chủ tương tự như sau khi đạo luật Obamacare được thông qua vào năm 2010. Thay đổi duy nhất được đề cập về chăm sóc sức khỏe đó là việc gia hạn khấu trừ thuế đối với tâng lớp thu nhập trung bình nhằm hỗ trợ cho chi phí chi trả cho Obamacare.

Bài phát biểu trên truyền hình của ông Biden sắp tới, với tầm quan trọng tương đương với thông điệp liên bang, sẽ mang tới cho những người theo dõi cái nhìn về tình hình chính trị tại Washington cũng như diễn biến của dịch bệnh. Ông sẽ phát biểu tại Hạ viện với số người tham gia trực tiếp chỉ bằng 1/5 sức chứa thông thường do lo ngại về dịch bệnh. Tuy vậy, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, đứng đằng sau Tổng thống trên bục phát biểu sẽ là 2 người phụ nữ - Phó Tổng thống Harris và chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ