Lại một ngày thứ hai tốt lành nữa cho các tài sản rủi ro
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Con đường ít trở ngại nhất của chứng khoán toàn cầu chính là con đường hướng lên - gói kích thích tài khóa 1.9 nghìn tỷ USD của Mỹ đang được Quốc hội thông qua .
Chắc chắn, lạm phát có thể sắp xảy ra khi lợi suất tăng, nhưng Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen không lo ngại về điều này khi thị trường việc làm vẫn đang chìm sâu trong hố bùn và họ có các công cụ để chống lại lạm phát.
Các thị trường không nhìn thấy khả năng tăng lãi suất, mà hiện đang đánh cược vào áp lực giá cả, khi kỳ vọng lạm phát 10 năm của Hoa Kỳ đạt mức cao nhất kể từ 2014. Giá hàng hóa tăng giúp dầu Brent tăng lên trên 60 USD/thùng. Và dữ liệu CPI sắp tới có thể làm tăng thêm sự “cuồng nhiệt” cho thị trường. Tuy nhiên, điều ngược lại đang xảy ra tại Trung Quốc, lạm phát của nước này dự kiến sẽ giảm trong báo cáo sắp tới, sau khi tăng cao hơn một năm trước. Điều này nhiều khả năng do du lịch giảm mạnh trước Tết Nguyên đán.
Trong khi đó, các vị thế đặt cược vào lạm phát giảm ở châu Âu có thể tăng cao hơn khi Lagarde tự tin sự phục hồi sẽ đến vào mùa hè này. Tất nhiên, một tình huống khó khăn sẽ chờ đợi khi cuộc khủng hoảng trước mắt trôi qua. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tại châu Âu dường như không tỏ ra lo ngại về sự cạn kiệt của các hỗ trợ chính sách, hợp đồng tương lai chứng khoán Châu Âu cùng các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ đồng loạt tăng điểm khi các điều kiện tài chính vẫn đang được nới lỏng.
Một ngày không có nhiều dữ liệu kinh tế và không tác động nhiều đến quan điểm mua-tất-cả-trừ-trái-phiếu đang thịnh hành gần đây. Yellen có thể chứng kiến sự trở lại của một thị trường toàn dụng lao động vào năm tới, nhưng chúng ta không nên lo lắng về việc thắt chặt chính sách. Như ông Haldane của BOE đã nói về việc các hộ gia đình giải phóng nhu cầu bị dồn nén - hãy cứ “làm tất cả những gì có thể”. Các thị trường đơn giản là không chờ đợi tới lúc cuộc sống hậu phong tỏa bắt đầu, mà sẽ có những hành động sớm hơn.