Lãi suất không còn là yếu tố chính dẫn dắt thị trường

Lãi suất không còn là yếu tố chính dẫn dắt thị trường

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:27 26/03/2024

Các chuyên gia kinh tế và chiến lược gia thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào lãi suất như thể đây là yếu tố then chốt lý giải thị trường. Tuy nhiên, sự thay đổi của thị trường tiền tệ năm nay cho thấy điều ngược lại.

Mặc dù, kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất giảm mạnh, từ 7 đợt cắt giảm xuống còn 3 đợt, các chỉ số chứng khoán vẫn liên tục lập đỉnh mới và chênh lệch tín dụng (credit spread) tiếp tục thu hẹp.

Điều này cho thấy chính sách của ngân hàng trung ương có thể không phải là động lực chính chi phối thị trường. Thay vào đó, chính khẩu vị rủi ro mới là yếu tố thúc đẩy thanh khoản, khiến biến động thị trường phần lớn độc lập với hành động của ngân hàng trung ương.

Khái niệm "cung tiền nội sinh" sẽ giải thích cách hệ thống ngân hàng tác động đến cung tiền thông qua hoạt động cho vay và đi vay. Ngân hàng thương mại tạo ra tiền bằng cách cấp các khoản vay, miễn là các yêu cầu vay vốn đáp ứng các tiêu chuẩn tín dụng của họ. Nhu cầu vay vốn phản ánh hoạt động kinh tế rộng hơn, cũng như tâm lý rủi ro giữa các ngân hàng và người đi vay. Chính vì vậy, vai trò của ngân hàng trung ương mang tính đáp ứng hơn là quyết định, khi cung cấp dự trữ để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng.

Lịch sử cho thấy thị trường có thể sôi động ngay cả khi lãi suất cao, ở mức 4-5% và ngân hàng trung ương thu hẹp bảng cân đối kế toán. Ví dụ như cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu và bong bóng dotcom, các ngân hàng đã sử dụng đòn bẩy tài chính tối đa bất chấp lãi suất 5% và không có nới lỏng định lượng (QE). Mặt khác, thị trường cũng có thể trì trệ trong môi trường lãi suất thấp nhờ nới lỏng định lượng, điển hình là ở châu Âu, Nhật Bản trong giai đoạn từ 2015 đến 2021.

Quay trở lại hiện tại, các ngân hàng trung ương lớn đang tiến tới một xu hướng chung là cắt giảm lãi suất. Tháng 6 được dự đoán là thời điểm khởi đầu cho xu hướng này. Fed đang tỏ ra "sốt sắng" trong việc hạ lãi suất, bất chấp những rào cản hiện tại. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng có cùng xu hướng khi chuyển sang quan điểm ôn hòa hơn bất chấp lạm phát ở Anh vẫn cao hơn mục tiêu 2%..

Theo đó, Fed và ECB đang được dự đoán sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 6, thậm chí sớm hơn đối với ECB. BoE có thể cắt giảm lãi suất muộn hơn, vào khoảng tháng 8.

Mặt khác, ngân hàng trung ương Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ, vốn có lập trường ôn hòa và đồng tiền yếu, giờ đây đã tăng lãi suất. Ngược lại, các ngân hàng trung ương như Banxico và ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ (SNB), vốn có lãi suất thực dương và đồng tiền mạnh, đã bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Điểm mấu chốt tiếp theo là bên cạnh việc cắt giảm lãi suất, các ngân hàng trung ương còn đang chuẩn bị điều chỉnh tăng ước tính lãi suất thực cân bằng trong thời gian tới. Mặc dù đây là một khái niệm trừu tượng, nhưng FOMC đã vừa nâng dự báo trung bình về lãi suất thực cân bằng từ 2.5% lên 2.6%. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng đang thảo luận về tác động tiềm tàng của việc tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và trí tuệ nhân tạo lên tăng trưởng năng suất và lãi suất trung lập. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đề cập đến vấn đề này. Tóm lại, các ngân hàng trung ương sẽ vừa thực hiện cắt giảm lãi suất vừa hướng đến việc tăng lãi suất trong dài hạn.

Vì vậy, nếu vẫn chỉ đánh giá thị trường thông qua lãi suất của ngân hàng trung ương, rằng lãi suất thấp là tốt và lãi suất cao là xấu, thì cần cân nhắc lại vì giá trị tài sản ròng, giá cổ phiếu, giá nhà, hoạt động kinh tế và du lịch hàng không đều đang lên mức cao nhất từ trước đến nay, bất chấp lãi suất ở mức 5%. Tất cả những điều này là do "khẩu vị rủi ro" của thị trường, chứ không đơn thuần phụ thuộc vào lãi suất.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Người bạn Mỹ xa xôi" hay "Người láng giềng châu Âu", dù lựa chọn điều gì thì sự hy sinh của Vương quốc Anh là điều không thể tránh khỏi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Người bạn Mỹ xa xôi" hay "Người láng giềng châu Âu", dù lựa chọn điều gì thì sự hy sinh của Vương quốc Anh là điều không thể tránh khỏi

Một trong những lợi ích được hứa hẹn khi rời khỏi EU là Vương quốc Anh sẽ có thể tự mình định hướng con đường phát triển toàn cầu. Tuy nhiên, với việc Donald Trump tái đắc cử, việc định hình một hướng đi độc lập trở nên phức tạp hơn.
Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách

Pierre Moscovici, người đứng đầu cơ quan kiểm toán Pháp, cảnh báo về sự cần thiết của ổn định chính trị để giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Ông phản đối việc tổ chức bầu cử tổng thống sớm, nhấn mạnh rằng điều này sẽ gây bất ổn cho đất nước trong bối cảnh chính phủ đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ quốc hội.
Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi

Giá vàng có vẻ sẽ đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn 13 tháng vào thứ Sáu khi căng thẳng địa chính trị leo thang thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn, trong khi sự phục hồi của công nghệ đã đẩy cổ phiếu châu Á tăng cao hơn sau khi lo ngại về tăng trưởng doanh số của Nvidia giảm bớt.
Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa

Nga vừa phóng tên lửa chiến lược RS-26 nhằm vào Ukraine, đánh dấu bước leo thang đáng chú ý nhưng mang tính thăm dò và có thể đảo ngược. Cuộc tấn công không chỉ gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây mà còn hé lộ những tính toán nhằm tránh làm mất lòng các đồng minh và duy trì ổn định nội bộ.
Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Thị trường vàng đang chứng kiến đà tăng ấn tượng, hướng đến tuần giao dịch tốt nhất trong năm vào ngày thứ Sáu. Sự bứt phá này đến từ việc các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn khi căng thẳng Nga-Ukraine ngày càng leo thang, đồng thời họ cũng đang theo dõi sát sao khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ