Lãi suất thực của Mỹ có thể vượt mức Khủng hoảng năm 2008
Nguyễn Vũ Phương Nam
Junior Analyst
Những bình luận hawkish từ Chủ tịch Fed Jerome Powell vào thứ Ba đã khiến thị trường HĐTL lãi suất tăng định giá mức lãi suất dài hạn từ 5.44% vào thứ Sáu lên trên 5.6%. Đồng thời, các thước đo về kỳ vọng lạm phát đã giảm.
Kỳ vọng lạm phát 5 năm đã thấp hơn gần 25 điểm cơ bản trong tuần này. Nếu không có gì thay đổi, đồng USD sẽ duy trì đà tăng và hậu quả là có thể tỷ giá biến động mạnh có lợi về hướng USD trong ngắn hạn, nhưng một số yếu tố nội tại về dài hạn sẽ bị suy yếu.
Tác động từ việc Fed phát đi thông điệp cứng rắn về chính sách tiền tệ và kỳ vọng lạm phát giảm đã khiến lợi suất thực tăng lên (thông qua dữ liệu HĐTL lãi suất và giá swap CPI). Lãi suất thực, được điều chỉnh theo lạm phát, đã ở mức dương vào tháng 5, lần đầu tiên kể từ năm 2020 và có thể vượt qua 2% vào tháng 6. Đây sẽ là mức cao nhất kể từ tháng 9/2007, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Điều này không phải là tin tốt đối với các loại tiền tệ khác. Mặc dù các trader thường chú ý đến lợi suất danh nghĩa, nhưng trong dài hạn, lãi suất thực là thước đo giá trị của các loại tiền tệ tốt hơn. Một số loại tiền tệ như đồng Peso Mexico hoặc Real Brazil biến động mất giá trị so với USD sau khi dữ liệu thị trường lao động tháng Một vượt kỳ vọng. Nếu không có báo cáo bất ngờ nào vào thứ Sáu tuần này (hoặc nếu chỉ số CPI giảm vào thứ Ba tuần tới), USD sẽ tiếp tục được hỗ trợ.
Tuy nhiên, đà tăng của USD bắt đầu từ thời điểm ít trader tin vào thông điệp hawkish của Fed. Bây giờ Fed thực sự đã hawkish hơn nhưng USD đang thu hẹp đà tăng. Điều đó không có nghĩa là đồng tiền này sẽ suy yếu khi kỳ vọng kinh tế thay đổi, nhưng USD vẫn rất khó để tiếp tục tăng cao hơn nữa. Thật vậy, các trader đang chuẩn bị cho trường hợp số lượng việc làm vượt kỳ vọng, hoặc chỉ số CPI thấp hơn dự kiến, có khả năng sẽ làm biến động thị trường.
Bloomberg