Lạm phát của Nhật Bản tiếp tục chậm lại, khiến BoJ thận trọng với việc tăng lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Lạm phát cơ bản của Nhật Bản đã chậm lại trong tháng thứ hai liên tiếp, báo hiệu rằng BoJ sẽ tiếp tục kiên nhẫn với việc tăng lãi suất do tiêu dùng vẫn còn yếu.
Trong khi lạm phát đang ở mức cao hơn mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, các nhà hoạch định chính sách mong muốn thấy thêm dấu hiệu cho thấy nhu cầu nội địa mạnh mẽ.
Chỉ số CPI lõi, không bao gồm các mặt hàng thực phẩm tươi sống, của Nhật Bản đã tăng 2.2% so với một năm trước đó sau khi tăng 2.6% trong tháng 3, phù hợp với dự báo của các nhà kinh tế.
Một thước đo CPI lõi khác, loại trừ cả chi phí thực phẩm tươi sống và năng lượng, được BoJ theo dõi chặt chẽ như một thước đo chính cho xu hướng lạm phát chung, đã tăng 2.4% sau khi tăng 2.9% trong tháng 3, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ tháng 9/2022.
Các dữ liệu lạm phát trên được coi là chìa khóa cho các quyết định tiếp theo về việc tăng lãi suất của BoJ.
Koya Miyamae, chuyên gia kinh tế cấp cao tại SMBC Nikko Securities, cho biết: “Tiêu dùng yếu đã gây khó khăn cho việc thúc đẩy lạm phát trong tháng 4 và tháng 5. BoJ sẽ cần phải thấy lạm phát cơ bản tăng trước khi tăng lãi suất. Tôi nghĩ việc tăng lãi suất vào tháng 6 và tháng 7 có vẻ hơi sớm.”
Lạm phát của Nhật Bản tiếp tục chậm lại
BoJ cho biết việc được mục tiêu lạm phát 2% ổn định và bền vững và tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ là rất quan trọng để bình thường hóa chính sách.
Thị trường hiện đang xem xét kỹ lưỡng tác động của mức tăng lương được thỏa thuận vào mùa xuân đến lạm phát.
Trong khi đó, họ cũng đang suy đoán rằng sự sụt giảm của JPY có thể buộc BoJ tiến hành đợt tăng lãi suất tiếp theo để giảm bớt tác động đối với chi phí sinh hoạt.
Kỳ vọng vào việc thắt chặt chính sách hơn nữa của BoJ trong năm nay đã khiến lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng lên 1% trong tuần này, một mức chưa từng thấy kể từ tháng 5/2013.
Đồng Yên suy yếu, đồng thời mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu, đẩy giá nhập khẩu lên cao. Điều này tuy nhiên lại có thể gây khó khăn đến sức mua của các hộ gia đình và đè nặng lên mức tiêu dùng.
Nền kinh tế Nhật Bản giảm 2% hàng năm trong I/2024 do tiêu dùng yếu, trong khi tiền lương thực tế được điều chỉnh theo lạm phát giảm trong hai năm liên tiếp tính đến tháng 3 do chi phí sinh hoạt tăng cao hơn mức lương danh nghĩa.
Moody's Analytics cho biết kết quả ổn định của các cuộc đàm phán tiền lương sẽ khiến lương thực sự tăng trưởng trong nửa cuối năm nay.
Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng mức lương đã thỏa thuận với các công ty vẫn chưa chuyển thành tăng trưởng tiền lương trên toàn nền kinh tế. Điều này làm phức tạp thêm triển vọng của BoJ trong việc cân nhắc tăng lãi suất
Reuters