Lạm phát dai dẳng có thể khiến USD tăng thêm 5%

Lạm phát dai dẳng có thể khiến USD tăng thêm 5%

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

10:19 13/09/2023

Theo Clifton Hill, nhà quản lý danh mục vĩ mô tại Công ty Quản lý Tài sản Acadian, USD có thể tăng vọt cùng với lợi suất trái phiếu trong những tháng tới vì lạm phát dai dẳng có thể sẽ thúc đẩy Fed tiếp tục thắt chặt chính sách.

Ông dự báo USD có thể tăng thêm 5% so với nhiều đồng tiền khác, với động lực từ việc các nhà hoạch định chính sách đánh tiếng tăng lãi suất vào cuộc họp ngày 1/11. Ông ưu tiên đánh lên USD với AUD, NZD, JPY và CAD.

Quan điểm của ông về Fed và USD đã được chứng thực vào đầu năm nay. Vào tháng 2, ông đã dự báo chính xác rằng JPY sẽ giảm trở lại mức thấp nhất trong 32 năm khi Fed thắt chặt mạnh tay hơn kỳ vọng.

Đồng bạc xanh đi ngang trong phiên thứ Ba, sau khi giảm từ mức đỉnh 6 tháng vào thứ Hai khi chính quyền Nhật Bản và Trung Quốc tăng cường hỗ trợ nội tệ. Nhưng như ông nhận định, sự suy yếu vào đầu tuần sẽ chỉ là một chướng ngại nhỏ khi thị trường đánh giá lại hưỡng đi của Fed. Đó là một chuỗi sự kiện sẽ thúc đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm lên gần 5%, mức đỉnh của năm 2007, từ mức khoảng 4.3% hiện nay.

Ông cho biết: “Fed có thể vẫn sẽ tăng lãi suất thêm nữa”, có thể là hai hoặc ba lần nữa. “Việc lạm phát thực sự tăng cao so với mục tiêu của các ngân hàng trung ương toàn cầu trong quý IV sẽ là yếu tố thay đổi thị trường.”

Các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tuần tới và định giá khoảng 50% khả năng tăng lãi suất vào ngày 1/11, trước khi chuyển sang cắt giảm vào năm tới. Fed đã đưa lãi suất điều hành lên mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ vào tháng 7 để kiềm chế lạm phát.

Đồng USD tăng liên tục 8 tuần qua, nhờ sức mạnh vượt trội của nền kinh tế Mỹ so với các quốc gia lớn khác, đặc biệt là châu Âu và Trung Quốc.

Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ được công bố vào thứ Tư dự kiến sẽ cho thấy áp lực lạm phát đang gia tăng trở lại, gây rủi ro cho thị trường trái phiếu. CPI dự kiến sẽ tăng 3.6% trong tháng 8 so với cùng kỳ, từ mức 3.2% trong tháng 7, ngay cả CPI lõi giảm xuống 4.3%, theo ước tính của Bloomberg.

“Mỗi khi lạm phát giảm xuống, thị trường và các nhà kinh tế lại nhận định rằng nó sẽ tiếp tục giảm xuống 2% trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản của Mỹ vẫn ở mức trên 4% và rất có thể sẽ duy trì tại đây hoặc tăng trở lại vào quý III đến đầu năm sau.”

Ông cũng dự báo USD sẽ tăng mạnh so với hầu hết các thị trường mới nổi, đặc biệt là nhân dân tệ, đồng won Hàn Quốc và đồng real của Brazil.

Ông nhận thấy rằng suy đoán của mình cũng là rủi ro các tài sản như cổ phiếu, vốn dễ bị tổn thương trước triển vọng chính sách thắt chặt của Fed.

Nhưng nếu lạm phát ngày càng khó giải quyết, “các nhà làm luật sẽ không có nhiều lựa chọn. Nếu lạm phát tăng lên, bạn không thể cắt giảm lãi suất đột ngột được”.

Theo ông, trong “kịch bản tốt nhất”, khi lạm phát không tăng nhanh như ông mong đợi, Fed sẽ không tăng lãi suất thêm nữa mà thay vào đó giữ nguyên lãi suất trong suốt năm 2024.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!

Cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt, nhưng tác động của giai đoạn khó khăn vẫn còn kéo dài, với nhiều người phải tìm đến các trại tạm trú và ngân hàng thực phẩm do chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản do giá cả tăng vượt mức thu nhập. Trong khi đó, những người sở hữu tài sản, như cổ phiếu và bất động sản, lại được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của tài sản trong bối cảnh kinh tế cải thiện.
Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ