Lạm phát dai dẳng tiếp tục kìm hãm chi tiêu tiêu dùng tại Nhật Bản

Lạm phát dai dẳng tiếp tục kìm hãm chi tiêu tiêu dùng tại Nhật Bản

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:02 10/05/2024

Các hộ gia đình Nhật Bản tiếp tục cắt giảm chi tiêu do lạm phát dai dẳng đè nặng lên tâm lý và trợ cấp của chính phủ hạn chế chi phí của các dịch vụ tiện ích. Các nhà hoạch định chính sách đang kỳ vọng đợt tăng lương lịch sử sẽ kích thích sự phục hồi tiêu dùng trong những tháng tới.

Bộ Nội vụ báo cáo hôm thứ Sáu rằng chi tiêu thực tế đã giảm 1.2% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận tháng giảm thứ 13 liên tiếp, tuy nhiên con số này thấp hơn nhiều so với dự báo giảm 2.3% của các nhà kinh tế.

Chi tiêu tiêu dùng trong các hộ gia đình Nhật Bản so với cùng kỳ năm trước đó

Sự sụt giảm trong tháng 3 cho thấy các hộ gia đình tiếp tục thắt chặt ngân sách do việc tăng lương không theo kịp chi phí sinh hoạt leo thang. Tiền lương thực tế đã giảm 24 tháng liên tiếp trong tháng 3, trùng khớp với giai đoạn thước đo về lạm phát tiêu dùng vượt hoặc bằng mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Mặc dù sụt giảm theo năm, chi tiêu tiêu dùng đã tăng 1.2% so với tháng 2, ghi nhận đà tăng theo tháng thứ hai liên tiếp, đây có thể là một dấu hiệu tích cực cho thấy xu hướng tiêu dùng đang thay đổi.

Takeshi Minami, chuyên gia kinh tế tại Norinchukin Research, cho rằng tiêu dùng đã chạm đáy nhưng đà phục hồi còn yếu do chi tiêu thực tế vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù lạm phát đang hạ nhiệt ở một số mặt hàng như thực phẩm, nhưng thu nhập thực tế giảm khiến người dân vẫn hạn chế chi tiêu.

Nguyên nhân chính khiến chi tiêu giảm trong tháng 3 là do chi phí tiện ích giảm 12.3%. Trợ cấp năng lượng sẽ kết thúc vào ngày 31/5, điều này đồng nghĩa với việc chi phí cho các dịch vụ này sẽ tăng trở lại. Chi tiêu cho các hoạt động văn hóa giải trí cũng kéo chỉ số chung xuống.

Thị trường có thể tiếp tục u ám thêm một tháng nữa do niềm tin tiêu dùng giảm bất ngờ trong tháng 4. Chỉ số thể hiện mức độ sẵn lòng mua hàng hoá lâu bền giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12. Dự kiến chi tiêu tiêu dùng trong quý 1 sẽ giảm theo số liệu GDP công bố vào tuần tới, điều này sẽ cho thấy nền kinh tế đang suy thoái.

Tuy nhiên, chính quyền vẫn hy vọng tình hình sẽ thay đổi. Nhiều hộ gia đình sẽ được hưởng một khoản giảm thuế bắt đầu từ tháng 6, điều này có thể thúc đẩy tiêu dùng.

Ngoài ra, triển vọng về tiền lương cũng đang tích cực hơn sau khi nhóm công đoàn lớn nhất của Nhật Bản đạt được thoả thuận từ các công ty lớn về mức tăng lương cao nhất trong ba thập kỷ trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cho rằng điều này có thể thúc đẩy chi tiêu ngay cả khi lạm phát vẫn ở mức cao.

Minami chia sẻ: "Chúng ta có thể thấy tác động tích cực đến chi tiêu tiêu dùng nếu thu nhập tăng vọt vào tháng 4 và tháng 5 khi các hộ gia đình được giảm thuế bắt đầu từ tháng 6. Nhưng tôi không chắc mức độ tiêu dùng sẽ tăng bao nhiêu khi chính phủ ngừng hỗ trợ cho các chi phí dịch vụ tiện ích. Tôi nghĩ sẽ cần thêm thời gian trước khi tiêu dùng thực sự phục hồi mạnh mẽ."

Trong báo cáo quý mới nhất , BoJ dự báo tiêu dùng tư nhân sẽ tăng trưởng vừa phải, "chủ yếu nhờ vào mức tăng lương và tâm lý người tiêu dùng được cải thiện".

Các nhà hoạch định chính sách cho rằng sự phục hồi của chi tiêu tiêu dùng là điều cần thiết để nền kinh tế chuyển sang lạm phát do cầu kéo. Đối với BoJ, sức mạnh của chi tiêu là yếu tố then chốt để họ có thể tiếp tục nâng lãi suất sau đợt tăng lãi suất đầu tiên trong 17 năm vào tháng 3 vừa qua.

Vào tháng 4, BoJ duy trì lãi suất điều hành đồng thời cho biết kỳ vọng lạm phát trung và dài hạn sẽ tăng lên do chu kỳ tích cực giữa tiền lương và giá cả tiếp tục đi lên. BoJ kỳ vọng lạm phát cơ bản sẽ duy trì trên mục tiêu 2% trong năm tài chính này trước khi giảm nhẹ xuống dưới mức đó trong hai năm tới.

Tuy nhiên, đồng Yên suy yếu xuống mức đáy trong 34 năm có thể làm méo mó kịch bản lạm phát của ngân hàng trung ương bởi nó có thể kích hoạt lạm phát do chi phí đẩy khi giá nhập khẩu tăng cao. BoJ đã tăng cường cảnh báo về tác động của đồng Yên yếu vào đầu tuần này.

Thống đốc BoJ Ueda cho biết hôm thứ Tư: "Động thái đồng Yên yếu đột ngột làm gia tăng sự bất ổn và tiêu cực cho nền kinh tế Nhật Bản, điều này khiến các công ty khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh."

Thống đốc nhấn mạnh rằng nếu tác động của đồng Yên yếu đối với lạm phát trở nên quá lớn, thì cần có "sự can thiệp vào thị trường tiền tệ".

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc: Lạm phát hạ nhiệt trong tháng 9
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Trung Quốc: Lạm phát hạ nhiệt trong tháng 9

Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 9, giá thành sản xuất tiếp tục giảm sâu hơn. Điều này tạo áp lực buộc Bắc Kinh phải nhanh chóng triển khai thêm các biện pháp kích thích nhằm hồi phục nhu cầu đang suy giảm và hoạt động kinh tế bấp bênh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ