Lạm phát Hoa Kỳ tăng vọt 7.9%, cao nhất trong 40 năm qua

Lạm phát Hoa Kỳ tăng vọt 7.9%, cao nhất trong 40 năm qua

21:13 10/03/2022

Lạm phát tháng Hai tại Hoa Kỳ đã tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua, do chi phí xăng dầu, thực phẩm và nhà ở tăng. Tuy nhiên con số có thể tăng hơn nữa sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 7.9% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi chạm 7.5% vào tháng Giêng, theo dữ liệu của Bộ Lao động hôm thứ Năm, phản ánh chi phí xăng dầu, thực phẩm và chỗ ở đang tăng cao hơn. Dữ liệu này phù hợp với dự đoán trung bình của các nhà kinh tế trong một cuộc khảo sát của Bloomberg.

Nếu loại trừ cấu phần năng lượng và thực phẩm, chỉ số CPI lõi cũng tăng 0.5% so với một tháng trước đó và 6.4% so với cùng kỳ.

Dữ liệu này cho thấy đà tăng của lạm phát đang kìm hãm nền kinh tế ngay cả trước khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra, khiến hàng hóa tăng đột biến, bao gồm cả giá xăng bán lẻ tăng lên mức cao nhất từng ghi nhận. Hầu hết các nhà kinh tế đã dự đoán tháng Hai sẽ là đỉnh điểm của lạm phát hàng năm, nhưng cuộc chiến bất ngờ vừa qua mang đến tín hiệu rằng lạm phát thậm chí sẽ còn cao hơn trong những tháng tới.

Michael Gapen, kinh tế trưởng thị trường Hoa Kỳ tại Barclays cho biết trên Bloomberg Television: “Lạm phát có khả năng không tăng và bắt đầu giảm trong vài tháng nữa. Chúng ta cần xem cuộc xung đột này diễn ra trong bao lâu và các lệnh trừng phạt thực sự tác động như thế nào ”.

Để chống lại áp lực tăng giá, Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất vào tuần tới, lần đầu tiên kể từ năm 2018. Đồng thời, tình hình địa chính trị cũng gây thêm sự không chắc chắn cho chu kỳ tăng lãi suất của ngân hàng trung ương trong năm tới.

Các quan chức Fed có thể có lập trường diều hâu hơn nếu các cú sốc giá năng lượng dẫn đến lạm phát cao hơn và dai dẳng hơn, nhưng họ cũng có thể tiếp cận thận trọng hơn nếu đà giảm của chỉ số tâm lý người tiêu dùng cũng như mức lương thực tế ảnh hưởng đến tăng trưởng khi chiến tranh kéo dài.

Báo cáo tháng 2 cho thấy giá xăng đã tăng 6.6% so với tháng trước và chiếm gần một phần ba mức tăng hàng tháng của CPI. Một số điều đó có thể phản ánh giá năng lượng tăng đột biến do những ngày đầu tiên Nga xâm lược trong tuần cuối của tháng 2. Tác động này sẽ được thể hiện đầy đủ hơn trong báo cáo CPI tháng 3.

Giá bán lẻ xăng loại thường đã tăng 19.3% lên 4.32 USD/gallon tháng này, theo số liệu của Hiệp hội Ô tô Mỹ.

Giá thực phẩm tăng 1% so với tháng trước, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4 năm 2020. So với tháng 2 năm ngoái, mức tăng 7.9% là mức cao nhất kể từ năm 1981.

Trong khi tác động toàn diện của chiến tranh đối với nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn chưa rõ ràng, chi phí dầu, ngũ cốc và kim loại tăng cao có khả năng ảnh hưởng đến các mặt hàng khác và cuối cùng là giá tiêu dùng. Chính quyền ông Biden hôm thứ Ba đã cấm nhập khẩu dầu của Nga vào Mỹ, một động thái sẽ gây thêm áp lực về giá năng lượng.

Thu nhập thực tế (điều chỉnh theo lạm phát)

Tăng trưởng tiền lương do thị trường lao động thắt chặt không thể theo kịp lạm phát. Thu nhập trung bình hàng giờ được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm 2.6% trong tháng 2 so với một năm trước đó, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5 và là lần giảm thứ 11 liên tiếp.

Báo cáo cho thấy giá hàng hóa tiếp tục tăng trong tháng Hai, trong khi tăng trưởng chi phí dịch vụ hàng năm tăng nhanh. Tính trên cơ sở hàng năm, lạm phát hàng hóa đã tăng 13%, mức cao nhất kể từ năm 1980.

Chi phí dịch vụ tăng 4.8% so với một năm trước, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1991.

U.S. inflation has broadened out across spending categories

Chi phí nhà ở tăng 0.5% so với tháng trước, cao nhất kể từ tháng 11. Giá thuê nhà ở tăng 0.6%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1987.

Chi phí sửa chữa phương tiện cơ giới cũng tăng kỷ lục 4.3% so với tháng Một.

Giá lưu trú tại khách sạn và giá vé máy bay đã tăng trở lại trong tháng Hai sau khi giảm nhẹ do tác động của biến chủng Omicron các tháng trước đó

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ