Lạm phát Hoa Kỳ vượt kỳ vọng, Dollar và SP 500 chia hai “ngả đường”!
Võ Trí Mạnh
Junior Analyst
Lạm phát tháng 9 của Mỹ tăng 0.4% hàng tháng, tăng 8.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, CPI lõi tăng 0.6% so với tháng trước và 6.6% so với năm trước, đều vượt dự báo. Áp lực giá cao sẽ khiến Fed tiếp tục diều hâu, hỗ trợ đồng Dollar trong khi tạo ra môi trường đầy thách thức cho chứng khoán Mỹ.
Dữ liệu lạm phát mới nhất của Hoa Kỳ đã mang lại sự sôi động cho thị trường khi dữ liệu xác nhận rằng áp lực giá cả không được kìm hãm đủ mạnh mặc cho chính sách ngày càng thắt chặt hơn.
Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, chỉ số giá tiêu dùng đã nhích lên 0.4% trong tháng 9, đưa chỉ số 12 tháng lên 8.2% từ mốc 8.3% trong tháng 8, một sự cải thiện theo hướng đáng hoan nghênh nhưng lãi suất hàng năm vẫn cao hơn 4 lần so với mục tiêu dài hạn 2% của Fed.
CPI lõi, đã tăng 0.6% so với tháng trước vượt dự kiến 0.4%. So với một năm trước, chỉ số này đã tăng tốc lên 6.6% từ mốc 6.3% trước đó, đạt mức cao nhất kể từ năm 1982.
Xét về các yếu tố thúc đẩy lạm phát, thực phẩm và chỗ ở vẫn đang trong xu hướng tăng, lần lượt tăng 0.4% và 0.7%. Tuy nhiên, tăng trưởng giá tổng thể được kiềm chế bởi sự sụt giảm của năng lượng, xe đã qua sử dụng, hàng may mặc và chăm sóc y tế. Bốn mặt hàng này lần lượt giảm 2.1%, 1.1%, 0.3% và 0.1%.
BIỂU ĐỒ LẠM PHÁT
TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Trong bối cảnh hiện tại, Fed có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục tăng lãi suất mạnh để kiềm chế lạm phát thông qua việc phá hủy nhu cầu. Điều này có nghĩa là khả năng xoay trục của Fed khó có thể thành hiện thực trong ngắn hạn, ngay cả khi các điều kiện tài chính thắt chặt dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế.
TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ LA VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ
Lạm phát cao liên tục là một nguyên nhân khiến chi phí đi vay tăng thêm. Lợi suất Kho bạc Hoa Kỳ sẽ được hỗ trợ. Mặt khác, thị trường chứng khoán có khả năng tiếp tục bị ảnh hưởng khi đối mặt với rủi ro kinh tế và thu nhập sụt giảm, gây khó khăn cho S&P 500.
Daily FX