Lạm phát khu vực Châu Âu sẽ chẳng chạy đi đâu cả trong thời gian dài
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Phản ứng của thị trường trước báo cáo CPI hôm thứ Ba nhấn mạnh một lần nữa rằng lạm phát là dữ liệu duy nhất quan trọng hiện nay.
Các nền kinh tế lớn hiện nay chắc chắn sẽ phải chứng kiến những ảnh hưởng nghiêm trọng từ lạm phát gia tăng. Điều thú vị đối với các thị trường là các quốc gia khác nhau sẽ đối phó với thách thức như thế nào. Ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, luật lao động tương đối bất ổn có nghĩa là tiền lương có thể nhanh chóng điều chỉnh theo áp lực. Thông báo vào tuần trước rằng Walmart sẽ trả cho nhân viên lái xe tải lên tới $110,000 là một ví dụ rõ ràng về việc tiền lương điều chỉnh nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu.
Trong khu vực đồng Euro, mọi thứ không quá linh hoạt. Nhiều quốc gia có công đoàn mạnh và các thỏa thuận tiền lương dài hạn hơn. Đây là điểm được đưa ra trong biên bản mới nhất của ECB, nơi người ta lưu ý rằng các hiệu ứng vòng hai (second-round effects) thông qua tăng trưởng tiền lương thường có độ trễ nhất định. Đỗ trễ này rất quan trọng vì nó có nghĩa là lạm phát cao do các yếu tố cơ bản thúc đẩy vào thời điểm hiện tại có thể sẽ còn duy trì lâu hơn nữa ngay cả khi giá hàng hóa giảm.
Điều này có thể dẫn đến sự lặp lại của những năm 1980, khi các hiệu ứng vòng hai dai dẳng thậm chí đã gây ra các hiệu ứng vòng ba (third-round effects) là sản lượng thấp hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. ECB phản ứng chậm hơn với mối đe dọa lạm phát so với BoE hoặc Fed, vì vậy gần như chắc chắn họ sẽ phải giữ chính sách chặt chẽ hơn trong thời gian dài hơn vì tốc độ lạm phát giá lương chậm tiếp tục kéo dài hơn nhiều so với ở Mỹ hoặc Anh.
Cũng cần lưu ý rằng vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt lạm phát vòng đầu tiên trong khu vực đồng Euro. Chỉ cần nhìn vào giá khí đốt tự nhiên so với 5 năm qua cho thấy chúng ta vẫn còn một khoảng cách rất xa so với mức “bình thường”.
Lorcan Roche Kelly, Bloomberg