Lạm phát lạm phát lạm phát, chỉ số DXY cũng vậy
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Cũng giống như lạm phát đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, giá trị của đồng đô la Mỹ (ít nhất là so với các loại tiền tệ khác) đã tăng vọt
Chỉ trong tuần trước, Chỉ số Dollar Mỹ đạt mức đỉnh cao nhất khi đã tăng khoảng 18.4% so với cùng kỳ năm ngoái, đây cũng là ngưỡng mà USD chưa từng thấy kể từ mùa hè năm 2015 khi Trung Quốc phá giá đồng CNY. Và chỉ có một số ít lần khác USD tăng mạnh như vậy trong hơn một năm, thậm chí trường hợp mức chênh lệch so với cùng kỳ năm ngoái vượt quá 20% cũng vô cùng hiếm hoi.
USD đã và đang trải qua đợt tăng mạnh, nhưng liệu đồng tiền này có xác lập được kỷ lục tăng 20% trở lên hay không? Điều này khó có thể đạt được. Biểu đồ về sự thay đổi theo từng năm của chỉ số USD kể từ đầu năm 2020 cho thấy: dù USD có đà tăng trưởng mạnh nhưng đồng tiền này vẫn có khoảng thời gian bị chững lại ở vùng đi ngang, sau đó lại tăng mạnh vào cuối năm 2021 - đầu năm 2022.
Biểu đồ USD Index cũng là một minh chứng khác. Trong phần lớn thời gian của năm 2022, những thay đổi của USD so với cùng kỳ năm ngoái có thể dễ dàng nhận thấy.
USD lần đầu bị bán tháo từ làn sóng đại dịch Covid đầu tiên, sau đó giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018 và tiếp tục rơi xuống mức thấp nhất chưa từng thấy kể từ năm 2015. Chỉ số USD đã trải qua mô hình đáy đôi vào mùa hè năm ngoái rồi bắt đầu tăng trở lại vào mùa thu. Vì vậy, sự chênh lệch giá của USD trong năm nay so với các năm trước ngày càng lớn. Từ 9/6/21 đến 10/6/21, chỉ số USD đã tăng 2.4%, có nghĩa là để duy trì sự chênh lệch so với cùng kỳ năm trước ở mức hiện tại, USD sẽ cần phải tăng thêm và cần rất nhiều nhân tố dẫn dắt mới mẻ hơn nữa nếu muốn chạm mức 20%.
Seeking Alpha