Lạm phát Nhật Bản tăng cao, thống đốc BoJ chuẩn bị cho phiên điều trần

Lạm phát Nhật Bản tăng cao, thống đốc BoJ chuẩn bị cho phiên điều trần

Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

09:35 23/08/2024

Giá cả của các hàng hóa then chốt tại Nhật Bản đã tăng nhanh hơn trong tháng 7, cho thấy chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Cùng lúc đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda đang chuẩn bị thảo luận về các diễn biến chính sách trong quốc hội sau những biến động gần đây trên thị trường.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Nhật Bản vào thứ sáu, CPI lõi đã tăng 2.7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 2.6% của tháng 6. Kết quả này tương ứng với ước tính chung của các chuyên gia. Giá điện tăng cao lên đến 22% sau khi các khoản trợ cấp cho ngành tiện ích bị tạm dừng, làm gia tăng CPI. Tuy nhiên, mức tăng của giá thực phẩm chế biến và dịch vụ lưu trú đã chậm lại.

Lạm phát Nhật Bản tiếp tục vượt mục tiêu của BoJ

Sự "cứng đầu" trong CPI lõi cho thấy khả năng BoJ sẽ tiếp tục xem xét việc tiếp tục gia tăng lãi suất. Ueda dự kiến sẽ trình bày triển vọng chính sách tiền tệ trong quốc hội vào sáng nay tại một phiên điều trần đặc biệt, sau khi thị trường toàn cầu biến động mạnh vào đầu tháng này do ảnh hưởng từ việc BOJ tăng lãi suất ngay trước đó. “Hiện tại, chúng tôi dự đoán sẽ có một đợt tăng lãi suất bổ sung vào tháng 12,” Takafumi Fujita, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Meiji Yasuda, cho biết. “Mặc dù áp lực lạm phát không quá đáng kể, chúng tôi tin rằng BoJ sẽ tiếp tục giữ vững lập trường ổn định chính sách tiền tệ.

Các nhà kinh tế dự đoán rằng Thống đốc BoJ sẽ giảm bớt phần nào lập trường hawkish mà ông đã thể hiện vào tháng trước khi ông cố gắng trấn an các nhà đầu tư rằng ông sẽ không vội vàng tăng lãi suất hay bỏ qua nhu cầu duy trì thị trường ổn định trong khi cân nhắc chính sách.

Tỷ lệ lạm phát siêu lõi, loại bỏ chi phí năng lượng và giá thực phẩm tươi sống, đã cho thấy một góc nhìn khác về xu hướng lạm phát sâu khi nó giảm xuống 1.9% từ mức 2.2%, lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 2% kể từ tháng 9 năm 2022. Mặc dù tốc độ tăng trưởng giá cả của chỉ số này đã tiếp tục yếu đi trong năm qua, điều đó vẫn không ngăn cản NHTW tăng lãi suất. Tuy nhiên, sự giảm tốc xuống dưới 2% có thể củng cố lập luận cho việc tiếp tục chờ đợi thêm dữ liệu trước thềm tăng lãi suất lần nữa. BoJ cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giá dịch vụ khi xem xét xu hướng lạm phát. Theo báo cáo, giá dịch vụ đã tăng 1.4% so với cùng kỳ năm trước, chậm lại so với mức 1.7% trong tháng 6.

Taro Kimura, nhà kinh tế học tại Bloomberg Economics, dự đoán sự giảm tốc này là do hiệu ứng cơ sở từ việc giảm trợ cấp du lịch vào năm ngoái. Ông cho biết: "Chỉ số CPI tháng 7 của Nhật Bản càng trở nên nóng hơn sau khi được thúc đẩy bởi một loạt các yếu tố. Cùng quan điểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, các yếu tố lạm phát đang ngày càng lan rộng. Việc cắt giảm trợ cấp cho chi phí tiện ích là một trong số đó. Lạm phát dịch vụ, trọng tâm chính của BoJ, đã chậm lại, nhưng chỉ do hiệu ứng cơ sở từ việc cắt giảm trợ cấp du lịch năm ngoái."

Lạm phát cơ bản hiện đã duy trì ở mức hoặc trên mục tiêu 2% của BoJ trong 28 tháng. BoJ đã tăng lãi suất cơ bản lên 0.25% và cho biết lãi suất thực vẫn còn tiêu cực đáng kể vào ngày 31 tháng 7, cho thấy khả năng còn có thể tăng lãi suất thêm nữa.

Chi phí sinh hoạt cao là một yếu tố chính đã ảnh hưởng đến mức độ ủng hộ dành cho Thủ tướng Fumio Kishida. Tuần trước, ông đã quyết định từ chức. Cuộc bầu cử lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do vào ngày 27 tháng 9 sẽ quyết định ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Nhật Bản.

Takayuki Kobayashi, thành viên đầu tiên của Đảng Dân chủ Tự do chính thức tuyên bố ứng cử, đã cho biết trong tuần này rằng, nếu giành chiến thắng trong cuộc đua lãnh đạo, ông sẽ đưa ra các biện pháp chống lạm phát trong năm nay.

Nhờ kết quả của cuộc đàm phán về tiền lương mạnh mẽ nhất giữa doanh nghiệp và các công đoàn lao động trong ba thập kỷ qua, mức lương thực tế của Nhật Bản đã tăng vào tháng 6, lần đầu tiên trong 27 tháng. Chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản vẫn dưới mức trước đại dịch cho đến tháng 6, nhưng GDP cho thấy tiêu dùng cá nhân đã tăng trong quý hai, lần đầu tiên sau hơn một năm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ