Lạm phát Nhật Bản tăng tốc trước thềm cuộc họp BOJ
Trần Minh Đức
Junior Analyst
Giá tiêu dùng của Nhật Bản tăng nhanh hơn trong tháng 6 trước thềm cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vào tuần tới. Các chuyên kinh tế dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại trong những tháng tới.
CPI không bao gồm thực phẩm tươi sống tăng 3.3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với tháng 5 do giá năng lượng không còn gây nhiều áp lực giảm. Thước đo giá cả không bao gồm năng lượng đã giảm tốc xuống 4.2% sau khi đạt mức cao nhất trong hơn 40 năm vào tháng trước.
Dữ liệu về lạm phát có thể làm ảnh hưởng tới vị trí của Thống đốc BOJ Kazuo Ueda khi ông tiếp tục ủng hộ trường hợp kích thích tiền tệ. Ngân hàng trung ương dự kiến sẽ giữ nguyên lập trường chính sách của họ khi các thành viên hội đồng họp vào ngày 27-28/7, mặc dù một số ít nhà phân tích cho rằng BOJ sẽ điều chỉnh chương trình kiểm soát đường cong lợi suất.
Masamichi Adachi, chuyên gia kinh tế tại UBS Securities, cho biết: “Chỉ số CPI cao như hiện tại không có nghĩa là BOJ sẽ thực hiện những thay đổi lớn về chính sách. Lạm phát có thể sẽ chậm lại khi đà tăng của các sản phẩm nhập khẩu suy yếu,” ông nói, đồng thời cho biết rằng ông vẫn tin rằng BoJ có thể điều chỉnh YCC tuần tới.
Theo Bloomberg, BOJ sẽ nâng dự báo lạm phát tiêu dùng cho năm tài khóa hiện tại từ 1.8% lên 2.3%. Ueda đã biện minh cho việc duy trì lập trường tiền tệ nới lỏng trên cơ sở tốc độ tăng giá gần đây không bền vững.
Chính phủ đã nâng dự báo lạm phát chung cho năm tài khóa này lên 2.6% vào thứ Năm. CPI toàn quốc cho thấy đà lạm phát trở lại một phần do việc giá dịch vụ tiện ích tăng sau khi chính phủ cho phép các công ty khai thác điện tăng giá từ tháng 6.
Đồng thời, một loạt các biện pháp hỗ trợ giá của chính phủ là một trong những yếu tố chính kìm hãm xu hướng lạm phát. Việc có nên gia hạn trợ cấp điện và khí đốt hay không đang là một vấn đề gây tranh cãi giữa các quan chức, khi chính sách hỗ trợ này hết hạn vào tháng 9. Một số thành viên của ban cố vấn hôm thứ Năm khuyến nghị chính phủ từ từ loại bỏ gói trợ giá.
Đang có những tín hiệu áp lực lạm phát giảm bớt ở một số khu vực của nền kinh tế. Tốc độ tăng giá trong lĩnh vực sản xuất của nước này đã giảm tốc trong tháng 6 xuống còn 4.1% so với cùng kỳ, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021.
CPI lõi, không bao gồm thực phẩm tươi sống và năng lượng, lần đầu tiên giảm tốc kể từ khi tăng vào tháng 4/2022.
Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, cho biết: “CPI lõi lần đầu tiên hạ nhiệt sau một khoảng thời gian, cho thấy chi phí của người tiêu dùng đang bắt đầu đạt đỉnh. Tốc độ giảm tốc vẫn chưa rõ ràng nhưng nó sẽ rõ hơn vào khoảng mùa thu này.”
Nhật Bản đã công bố thặng dư thương mại lần đầu tiên trong gần hai năm vào tháng trước, phần lớn do giá trị nhập khẩu năng lượng giảm. Theo tính toán của Bộ Tài chính, điều đó đã giúp bù đắp áp lực chi phí nhập khẩu do JPY mất giá, với USDJPY thấp hơn 6.8% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản có vẻ dai dẳng hơn so với toàn cầu. Lạm phát của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm vào tháng 6, còn tại Anh giảm đã chạm mức thấp nhất trong 15 tháng. Lạm phát chung của châu Âu đã giảm gần một nửa so với đỉnh 10.6% và Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ giảm phát khi nền kinh tế phục hồi chậm chạp.
Trong khi đó, giá thực phẩm chế biến tiếp tục tăng nhanh nhất trong gần 50 năm qua, ở mức 9.2%.
Một báo cáo của Teikoku Databank cho biết tốc độ tăng giá của lương thực có thể chững lại vào khoảng tháng 10, do người tiêu dùng trở nên cảnh giác hơn đối với chi phí cho các nhu yếu phẩm. Công ty dữ liệu ước tính rằng giá của khoảng 1,000 mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là rượu, sẽ không tăng cao hơn nữa trong năm nay, báo hiệu rằng lạm phát do chi phí đẩy có thể lên đến đỉnh điểm.
Bloomberg